Cụ thể, trong lĩnh vực quy hoạch, quản lý đất đai, quản lý đô thị, cử tri quận Đống Đa đề nghị khi triển khai các dự án làm đường mới và chỉnh trang đô thị cần lưu ý đến đường làng, ngõ xóm để tạo nên sự đồng bộ không để chênh cốt đường giữa, đường chính và đường ngõ, không gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và giao thông khu vực của nhân dân.
Cử tri quận Long Biên, Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm phản ánh, hiện nay, các hộ dân sống ở ngoài đê sông Hồng nhà ở đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng không được cải tạo, sửa chữa vì nằm trong quy hoạch hành lang thoát lũ. Theo người dân, việc này đã được kiến nghị từ lâu nhưng chưa được trả lời thỏa đáng. Chính vì vậy, người dân đề nghị TP sớm xem xét, nghiên cứu có giải pháp để nhân dân tại khu vực ngoài bãi được xây dựng nhà ở, ổn định cuộc sống.
Liên quan đến xây dựng hạ tầng, cử tri huyện Thường Tín đề nghị TP sớm cho khởi công xây dựng đường vành đai 4 nhằm giảm ùn tắc giao thông, đảm bảo trật tự giao thông đô thị và giúp các địa phương trong phạm vi Vành đai 4 sớm ổn định quy hoạch, xây dựng các dự án để phát triển kinh tế - xã hội.
Trong khi đó, cử tri huyện Thường Tín phản ánh, hiện nay, nguồn nước sinh hoạt tại các làng nghề bị ô nhiễm nặng do nước thải của nhà máy, xí nghiệp thải ra. Do đó, người dân khu vực này đề nghị UBND TP chỉ đạo các ngành, đơn vị chức năng sớm hoàn thành các nhà máy nước sạch để cung cấp nước sạch sinh hoạt cho nhân dân. Cử tri Phú Xuyên đề nghị UBND Thành phố phối hợp với tỉnh Hưng Yên xử lý việc khai thác cát trên Sông Hồng làm ảnh hưởng đến diện tích canh tác của nhân dân.
Các cử tri kiến nghị việc chỉnh trang đô thị cần lưu ý đến đường làng, ngõ xóm để tạo nên sự đồng bộ. Ảnh: Tâm An
Cử tri quận Hoàn Kiếm đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo các đơn vị chức năng thực hiện việc khơi thông hệ thống thoát nước trên địa bàn bằng cơ giới, thảm lại mặt đường một số tuyến phố như Đồng Xuân, Hàng Giấy, Hàng Khoai… trước khi thực hiện có thông báo tới UBND phường để cử tri biết và giám sát. Cử tri quận Đống Đa đề nghị UBND Thành phố cắt tỉa cỏ và cây xanh sau khi trồng trên các tuyến phố và dưới gầm đường sắt trên cao để đảm bảo mỹ quan đô thị và không gây mất vệ sinh môi trường.
Liên quan đến chính sách GPMB, cử tri quận Cầu Giấy cho rằng, mức giá đền bù GPMB tại các dựu án mở đường hiện tại quá thấp, không đủ điều kiện ổn định cuộc sống, khiến cho người dân từ chỗ có nhà dẫn đến không đủ tiền mua nhà tái định cư. Do đó, đề nghị Thành phố xem xét, điều chỉnh lại mức giá đền bù GPMB tại các dự án này.
Cử tri quận Nam Từ Liêm đề nghị Thành phố có chủ trương hỗ trợ đền bù đất công ích cho người dân mất trên 70% diện tích đất nông nghiệp giúp nhân dân, đặc biệt là bà con nông dân, sớm ổn định, nâng cao đời sống.
Về công tác quản lý nhà nước đối với nhà chung cư, cử tri quận Hà Đông, Bắc – Nam Từ Liêm đề nghị Thành phố tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, xử lý các sai phạm. Đồng thời ban hành các văn bản dưới luật hướng dẫn các quận, huyện trong quản lý, sử dụng nhà chung cư; có quy định cụ thể về hoạt động của Ban quản trị, quản lý phí bảo trì, việc bàn giao hồ sơ hoàn công, hồ sơ phòng cháy chữa cháy... giữa chủ đầu tư và Ban quản trị.
Cũng về nhà ở, cử tri quận Hoàn Kiếm đề nghị, thành phố thực hiện việc bán nhà thuộc sở hữu nhà nước trong khu phố cổ cho người dân đang thuê, vì nhiều hộ dân trên tuyến phố Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường nộp hồ sơ mua nhà 5 năm chưa được giải quyết...
Cử tri quận Bắc Từ Liêm đề nghị Thành phố lắp đặt hệ thống chiếu sáng, trồng thay thế một số cây xanh mới trồng đã chết, sửa chữa một số hố ga thoát nước chưa tốt gây ngập úng mỗi khi mưa to để đảm bảo đời sống nhân dân và đảm bảo văn minh đô thị.
-
Doanh nghiệp Hàn Quốc “kêu trời” vì chính sách không nhất quán của Việt Nam
CafeLand - Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) giữa kỳ 2018 diễn ra sáng nay (4/7), ông Kim Heung Soo - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (Kocham) bày tỏ quan ngại về các mệnh lệnh hành chính tại địa phương đang gây khó cho doanh nghiệp trong quá trình vận hành và chuyển giao công nghệ.
-
Luật đất đai vẫn còn nhiều bất cập
CafeLand - Luật Đất đai 2013 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2014. So với Luật Đất đai 2003, Luật 2013 có nhiều điểm mới, quy định cụ thể các nội dung liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, cũng như công tác quản lý nhà nước về đất đai. Tuy nhiên, sau 4 năm triển khai thực hiện, Luật Đất đai 2013 đã bộc lộ một số bất cập, ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường bất động sản.