Khu đấu giá đất tại xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai.
Theo Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Thanh Oai (Hà Nội), hiện tại mới chỉ có 13/68 lô đất đấu giá tại khu Ngõ Ba, xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai nộp đủ tiền. 13 lô đất này có mức trúng đấu giá thấp.
Đáng chú ý, chủ nhân của lô đất trúng đấu giá cao nhất hơn 100,5 triệu đồng/m2 hiện vẫn chưa nộp tiền. Đại diện Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Thanh Oai cho biết, phiên đấu giá phải đợi hết 120 ngày mới hủy kết quả nên huyện vẫn chưa có phương án và thời hạn đấu giá lại.
Đến ngày 14/9, tức sau 30 ngày kể từ ngày ban hành thông báo nộp tiền sử dụng đất (14/8), cơ quan thuế là đơn vị thu tiền sẽ có xác nhận, thông báo cụ thể về việc người trúng đấu giá đất đã bỏ cọc hay chưa. Theo quy định, đến ngày 14/9 mới hết hạn nộp tiền trúng đấu giá đất.
Trước đó vào ngày 10/8, phiên đấu giá 68 lô đất tại huyện Thanh Oai gây xôn xao dư luận khi có lô đất được trả cao lên tới 100,5 triệu/m2, gấp 8 lần so với giá khởi điểm. Các lô khác cũng có giá trúng rất cao, lên tới 63 - 80 triệu đồng/m2, cao gấp 5 - 6,4 lần. Đây là các con số cao chưa từng có đối với thị trường đất nền tại huyện Thanh Oai. Theo khảo sát, mức giá rao bán đất ở phổ biến trong quý 2 vừa qua tại xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai là 27 triệu đồng/m2, thấp hơn gần một nửa so với mức giá trúng thấp nhất tại phiên đấu giá ngày 10/8.
Sau phiên đấu giá này, phiên đấu giá 57 thửa đất (đợt 1) tại khu vực xã Cao Dương, huyện Thanh Oai đã bị thông báo tạm dừng. Nguyên nhân xuất phát từ việc UBND huyện Thanh Oai đã có công văn về việc tạm dừng tổ chức cuộc đấu giá quyền sử dụng đất đối với 114 thửa đất trên địa bàn xã.
Vào ngày 21/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có công điện yêu cầu các cơ quan liên quan chấn chỉnh, xử lý nghiêm các vi phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất. Ngay sau chỉ đạo này, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã lập đoàn kiểm tra việc thực hiện, tổ chức đấu giá đất tại huyện Hoài Đức và huyện Thanh Oai.
Liên quan đến vấn đề này, chuyên gia cho rằng, việc giá đất đấu giá trúng cao đột ngột sẽ đẩy mặt bằng giá đất khu vực lên cao, gây khó khăn cho những người có nhu cầu thực. Đây là việc đáng lo ngại cho thị trường bất động sản.
Theo chuyên gia này, không ít trường hợp người tham gia đấu giá nằm trong nhóm nhà đầu cơ, cố tình trả giá cao để tạo mặt bằng giá mới, sau đó lướt cọc, thoát hàng để chốt lời. Trường hợp không thoát được hàng có thể bỏ cọc. Do đó, vị này khuyến cáo người dân nên cẩn trọng, tìm hiểu kỹ trước khi xuống tiền.
-
Tiếp tục hoãn đấu giá đất tại Thanh Oai, Hà Nội
Phiên đấu giá 57 thửa đất tại khu vực Đầm thôn Mục Xá, xã Cao Dương, huyện Thanh Oai dự kiến diễn ra vào ngày 8/9 tới lại tiếp tục bị tạm dừng.
-
Một vụ đấu giá đất ven Hà Nội tiếp tục thu hút hơn 700 hồ sơ tham gia
Phiên đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 30 thửa đất thuộc khu Dộc Tranh, xã Trạch Mỹ Lộc và 9 thửa đất khu Đồng Phươm, xã Thọ Lộc diễn ra sáng 29/8 thu hút hơn 300 khách hàng với 700 bộ hồ sơ tham gia.
-
Hà Nội yêu cầu công khai danh sách cá nhân bỏ cọc đấu giá đất
UBND TP. Hà Nội yêu cầu các huyện công khai danh sách các cá nhân trả giá cao hơn thị trường để "thổi giá" đất nhưng không nộp tiền. Những người này có thể bị hạn chế tham gia đấu giá.
-
Bộ Xây dựng: Có hiện tượng "cò” thông đồng bỏ cọc đấu giá đất
Theo Bộ Xây dựng, bên cạnh những lợi ích đạt được thì việc đấu giá quyền sử dụng đất thời gian qua cũng đã bộc lộ một số hạn chế, tiêu cực. Trong đó có tình trạng “cò đấu giá” thông đồng, tạo mặt bằng “giá ảo” để thao túng thị trường....
-
Đất đấu giá Phú Thọ đạt 70 triệu đồng/m2
Kết thúc phiên đấu giá đất huyện Phúc Thọ (Hà Nội) chiều ngày 10/9, lô trúng cao nhất đạt gần 70 triệu đồng/m2, cao hơn gần 10 triệu đồng so với mức đỉnh cũ.