Tổ công tác này của Thành phố có 25 thành viên gồm: Chủ tịch UBND các quận, huyện và các Giám đốc nhiều Sở, ngành. Trong đó, ông Võ Nguyên Phong, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội làm Tổ trưởng.
Nhiệm vụ, nội dung, kết quả hoạt động của Tổ công tác là nghiên cứu, hoàn thiện các quy định về tiêu chí để lựa chọn chủ đầu tư, cơ chế chính sách cụ thể thuộc thẩm quyền của Thành phố về cải tạo, xây dựng nhà chung cư theo quy định của Nghị định số 69/2021/NĐ-CP và các quy định khác có liên quan.
Sở Xây dựng là Cơ quan thường trực Tổ Công tác, chủ trì, phối hợp cùng các cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu, xây dựng các quy định của Thành phố về cải tạo, xây dựng nhà chung cư, gửi Tổ công tác để xem xét, đánh giá, hoàn thiện trước khi trình cấp có thẩm quyền ban hành theo quy trình, quy định.
Tổ công tác được sử dụng con dấu của Sở Xây dựng để phục vụ công tác; kinh phí hoạt động do ngân sách Thành phố đảm bảo theo quy định. Tổ công tác tự giải thể sau khi quy định về tiêu chí để lựa chọn chủ đầu tư, cơ chế chính sách cụ thể thuộc thẩm quyền của Thành phố về cải tạo, xây dựng nhà chung cư được cấp có thẩm quyền ban hành.
Trước đó, UBND TP.Hà Nội đã ban hành Kế hoạch 335 về cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn thành phố đợt 1.
Theo đó, trong giai đoạn 2021-2025, thành phố sẽ cải tạo, xây dựng lại 6 khu chung cư, nhà chung cư nguy hiểm cấp D, gồm: Khu tập thể Giảng Võ, khu tập thể Thành Công, khu tập thể Ngọc Khánh, khu tập thể Bộ Tư pháp (quận Ba Đình), nhà chung cư 51 Huỳnh Thúc Kháng (quận Đống Đa), nhà 148-150 Sơn Tây (quận Ba Đình).
Theo thống kê, tại thời điểm năm 2020, trên địa bàn TP.Hà Nội có khoảng 1.579 chung cư cũ (bao gồm khoảng 1.273 nhà thuộc 76 khu chung cư và khoảng 306 chung cư cũ độc lập, đơn lẻ) chủ yếu được xây dựng từ những năm 1960 đến 1994 (một số ít nhà xây dựng trước năm 1954) tập trung chủ yếu tại các quận nội thành và nội đô lịch sử.
-
Cư dân có được hỗ trợ tiền thuê nhà trong thời gian cải tạo lại chung cư cũ?
Gia đình tôi đang sinh sống tại một căn hộ chung cư cũ (thuộc sở hữu của vợ chồng tôi) tại quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh; dự kiến sắp tới khu chung cư này sẽ được cải tạo xây dựng lại.







-
Hà Nội áp khung giá thuê nhà ở xã hội, cao nhất 198.000 đồng/m²/tháng
Người thu nhập thấp tại Hà Nội sắp có thêm cơ hội an cư với giá thuê nhà ở xã hội được kiểm soát rõ ràng, minh bạch. Mức giá tối đa chỉ 198.000 đồng/m²/tháng, mở ra cánh cửa tiếp cận nhà ở chất lượng với chi phí hợp lý hơn bao giờ hết....
-
Các dự án nhà ở xã hội tại Ninh Bình vướng thủ tục giải phóng mặt bằng
Dù nhu cầu nhà ở xã hội tại Ninh Bình ngày càng tăng, nhưng các dự án vẫn “nằm im” trên bản vẽ vì chậm giao đất, vướng thủ tục giải phóng mặt bằng (GPMB).
-
Sốt đất nền vùng ven Hà Nội: Cẩn trọng trước làn sóng tăng giá
Giá đất nền tại các huyện Thạch Thất, Quốc Oai, Sơn Tây đang trên đà leo thang, có nơi tăng 30-80% chỉ trong vài tháng đầu năm 2025. Trong cơn sốt này, nhiều chuyên gia cảnh báo nhà đầu tư cần tỉnh táo, tránh "xuống tiền" theo tâm lý đám đông....