Phối cảnh cầu Đuống mới thay thế cầu hiện hữu.
Cầu Đuống cho đường sắt dài 1km, cầu cách vị trí cầu Đuống hiện hữu về phía thượng lưu khoảng 16m, trùng vị trí dự kiến đầu tư xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1. Cầu đảm bảo độ rộng để làm đường sắt khổ lồng giữa 1.000mm và 1.435mm. Cầu được bố trí đường cho người đi bộ.
Công trình thuộc dự án nâng cấp tuyến vận tải thủy sông Đuống, để nâng tĩnh không phục vụ các loại tàu lớn hơn lưu thông qua tuyến đường thuỷ trên sông này. Ngoài cầu đường sắt, một cầu mới phục vụ riêng cho đường bộ cũng được xây dựng. Khi hoàn thành, cầu Đuống cũ sẽ được phá bỏ để đảm bảo luồng an toàn cho vận tải đường thủy.
Theo đó, cầu Đuống mới phục vụ đường bộ có điểm đầu tại nút giao đường Ngô Gia Tự (quận Long Biên), đầu còn lại tại nút giao giữa đường Hà Huy Tập với đường Phan Đăng Lưu (huyện Gia Lâm, Hà Nội), cách vị trí cầu Đuống hiện hữu khoảng 100m về phía hạ lưu. Cầu Đuống cho đường bộ dài 700m, rộng 16m với 4 làn xe.
Tổng vốn đầu tư xây dựng cho hai công trình này là 1.850 tỉ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng hơn 650 tỉ đồng. Dự kiến, dự án sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2025.
-
Hà Nội nghiên cứu quy hoạch 8 bãi sông Hồng, xây dựng 6 cầu đường bộ
UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỷ lệ 1/5.000 (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở).








-
Hà Nội thêm hơn 321.000 căn hộ vào kế hoạch phát triển nhà ở
Hà Nội vừa bổ sung nguồn cung nhà ở, với việc cập nhật 237 dự án nhà ở thương mại và nhà ở xã hội vào Kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025, hứa hẹn đưa ra thị trường hơn 321.000 căn hộ trong những năm tới....
-
Hà Nội dự kiến có “phường đặc biệt” sau sắp xếp
Hà Nội dự kiến thành lập đơn vị hành chính cơ sở Hồng Hà từ việc sáp nhập toàn bộ hoặc một phần diện tích, dân số của nhiều phường khu vực ngoài đê sông Hồng thuộc 5 quận nội thành.
-
Gần 1,7 triệu thửa đất tại Hà Nội đã được cấp sổ
Hà Nội đang tiến rất gần mục tiêu hoàn tất cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho toàn bộ các hộ dân trên địa bàn.