Đoàn giám sát đề nghị UBND TP. Hà Nội rà soát lại tiến độ, gỡ vướng cho các dự án trọng điểm.
Mới đây, Đoàn giám sát của Ban Thường vụ Thành ủy do Chủ tịch HĐND Nguyễn Ngọc Tuấn làm Trưởng Đoàn đã làm việc với Ban cán sự Đảng UBND Thành phố về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các công trình, dự án trọng điểm của Thành phố.
Theo Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, danh mục công trình trọng điểm giai đoạn 2021-2025 được HĐND Thành phố phê duyệt năm 2021 với 39 công trình với tổng mức đầu tư dự kiến là trên 360.980 tỉ đồng.
Trong đó, bao gồm 32 công trình có sử dụng vốn ngân sách, 6 công trình đầu tư theo hình thức xã hội; 1 công trình chuyển tiếp đầu tư theo hình thức đối tác công tư (BT) hoàn thành trong giai đoạn 2021-2025.
Mặc dù đã có những quyết sách để đẩy nhanh tiến độ các dự án song theo ông Dương Đức Tuấn, trong quá trình thực hiện còn gặp vướng mắc về công tác GPMB, giá nguyên nhiên vật liệu tăng cao và chậm các thủ tục phê duyệt dự án.
Đến nay, trong 32 dự án trọng điểm dự kiến đầu tư có sử dụng nguồn vốn Ngân sách Thành phố, có 8 dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020 đang triển khai thực hiện. Đối với 24 dự án mới, tính đến thời điểm hiện nay, có 9 dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư (trong đó có 3 dự án đã có quyết định phê duyệt dự án); 7 dự án đã được giao nhiệm vụ lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư; 8 dự án chưa có Quyết định giao nhiệm vụ.
Khó khăn được nêu trong công tác giải phóng mặt bằng chủ yếu là việc xác định nguồn gốc đất, xác định giá đất, người dân chưa đồng thuận với phương án bồi thường. Đây là khó khăn, vướng mắc trong nhiều năm nhưng hiện nay vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Ngoài ra là khó khăn do biến động giá nguyên, nhiên, vật liệu. Có tâm lý thi công cầm chừng để chờ hướng dẫn điều chỉnh, chính sách bù giá vật liệu xây dựng. Ảnh hưởng trực tiếp đến việc lập, trình thẩm định, phê duyệt dự án để đủ điều kiện bố trí vốn. Do vậy, cả dự án chuyển tiếp và dự án mới đều rất hạn chế trong việc hấp thụ vốn.
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế, ông Nguyễn Ngọc Tuấn lưu ý cần xây dựng kế hoạch chi tiết, tổng thể để thực hiện. Trong 39 dự án có những dự án sẽ hoàn thành trong nhiệm kỳ này nhưng cũng có những dự án sẽ hoàn thành trong giai đoạn sau, do đó, việc quan trọng nhất là phải cụ thể từng nội dung công việc.
Trưởng Đoàn giám sát cũng đề nghị Ban cán sự Đảng UBND Thành phố và các sở, ngành chức năng của Thành phố rà soát lại các nội dung, tiến độ để đôn đốc các đơn vị thực hiện; tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là những khó khăn về chủ trương đầu tư, vốn. Đối với những dự án chậm triển khai cần kiên quyết loại bỏ.
Đối với những khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, lãnh đạo thành phố lưu ý các đơn vị cần chỉ rõ nguyên nhân, do tái định cư hay do quy trình thực hiện; có sự phân công phân nhiệm cụ thể tới từng thành viên; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; thường xuyên giao ban để kiểm đếm, đôn đốc tiến độ, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
-
Nhiều khu đô thị tại Hà Nội chưa khớp nối đồng bộ
Hiện nay, trong các khu đô thị, khu nhà ở tại Hà Nội còn tồn tại nhiều bất cập về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, ảnh hưởng đến bộ mặt đô thị và đời sống nhân dân.
-
Văn Phú - Invest muốn chuyển nhượng 30% vốn góp tại Hà Phú Riverland
Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú - Invest (mã: VPI) vừa công bố Nghị quyết số 1401-03/TLNQ-HĐQT của HĐQT công ty về việc chuyển nhượng cổ phần tại công ty thành viên.
-
Chủ tịch HĐQT FLC Faros xin từ nhiệm
Công ty Cổ phần Xây dựng FLC Faros (mã: ROS) vừa thông báo nhận được đơn từ nhiệm của ông Lê Tiến Dũng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT), với lý do cá nhân, theo văn bản đề ngày 13/1.
-
Đơn giá xây dựng mới về nhà, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất tại Hà Nội
UBND TP. Hà Nội vừa Ban hành đơn giá xây dựng mới về nhà, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất để làm căn cứ tính bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội....