Ảnh minh hoạ
UBND thành phố Hà Nội vừa quyết định dừng thực hiện nhiệm vụ giao Tập đoàn Vingroup lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi tuyến đường sắt đô thị số 2 đoạn Trần Hưng Đạo - Thượng Đình theo hình thức đầu tư đối tác công - tư, hình thức hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao).
Tập đoàn Vingroup có trách nhiệm bàn giao kết quả đã nghiên cứu thực hiện cho Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội để tiếp tục nghiên cứu triển khai thực hiện theo chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội.
Theo quy hoạch, tuyến đường sắt đô thị số 2 đoạn Trần Hưng Đạo - Thượng Đình có chiều dài 5,96km, bao gồm 6 ga ngầm, đi qua địa bàn các quận Hai Bà Trưng, Đống Đa, Thanh Xuân. Theo tính toán, dự kiến nguồn vốn bố trí cho dự án là 25.730 tỷ đồng, tương đương khoảng 1.334,31 triệu USD.
Dự án dự kiến sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản, được bố trí kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn từ nguồn ngân sách để chuẩn bị đầu tư và thực hiện trong giai đoạn 2020-2025.
Việc đầu tư đoạn tuyến này kết hợp với đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo và tuyến Cát Linh - Hà Đông sẽ tạo tính kết nối đồng bộ, phát huy hiệu quả đầu tư. Đồng thời, góp phần hoàn chỉnh hệ thống vận tải đa phương thức để đạt đến giải pháp vận tải ổn định và phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, kết hợp phục vụ an ninh - quốc phòng; giải quyết tình trạng ùn tắc, bảo đảm an toàn giao thông, cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường do phát triển giao thông tại khu vực trung tâm Thủ đô.
Sau khi hoàn thành theo quy hoạch, tuyến đường sẽ kết nối các khu vực tập trung dân cư lớn của Hà Nội, là Khu đô thị mới phía Bắc sông Hồng, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, các khu đô thị cũ, mới phía Nam sông Hồng đến Thượng Đình...
Dự án đã được UBND thành phố Hà Nội giao cho Tập đoàn Vingroup thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư theo hình thức đối tác công - tư, hình thức hợp đồng BT. Tuy nhiên, hiện công tác chuẩn bị đầu tư tuyến này đang tạm dừng triển khai do hình thức hợp đồng BT không còn được áp dụng theo quy định.
-
Trồi sụt quy mô vốn Dự án metro số 2 Hà Nội
Dự án Đường sắt đô thị TP. Hà Nội, tuyến số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo đang phải chạy lại thủ tục từ đầu với nhiều cấn cá về quy mô vốn, tiến độ triển khai.








-
Hà Nội vận hành chính quyền hai cấp: Kỳ vọng mới từ cải cách thủ tục đất đai
Mô hình chính quyền hai cấp tại Hà Nội không chỉ thay đổi về tổ chức, mà còn là động lực cải cách thủ tục đất đai từ cơ sở. Những ngày đầu triển khai tại các phường mới cho thấy sự chủ động của người dân và quyết tâm từ bộ máy chính quyền....
-
Đường 5.000 tỷ sắp hình thành ở cửa ngõ Đông Bắc Hà Nội: Ai hưởng lợi nhiều nhất?
Dự án tuyến đường hơn 5.000 tỷ đồng nối cầu Tứ Liên với cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên không chỉ tạo cú hích hạ tầng quan trọng cho khu vực Đông Bắc Thủ đô, mà còn hứa hẹn mang đến nhiều lợi ích vượt trội về kết nối vùng, phát triển bất động sản và dịc...
-
Một phân khúc dù giao dịch có giảm nhưng giá vẫn tăng
Trong khi thị trường bất động sản vẫn đang trong quá trình phục hồi, phân khúc nhà ở xã hội (NƠXH) lại cho thấy một nghịch lý đáng chú ý: giao dịch sụt giảm rõ rệt nhưng giá bán vẫn tiếp tục leo thang, thậm chí tiệm cận các dự án thương mại....