Cụ thể: Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục với chiều dài 2,27km, tổng mức đầu tư hơn 7.200 tỷ đồng do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp thành phố Hà Nội đang triển khai thực hiện bằng nguồn ngân sách thành phố.
Vành đai 2 trên cao, đoạn Vĩnh Tuy - Ngã Tư Vọng kết hợp mở rộng đoạn đường từ Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở đang thực hiện theo hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao) ký kết giữa UBND thành phố Hà Nội và Tập đoàn Vingroup.
Vành đai 2,5 bao gồm 3 đoạn để khép kín bao gồm: Đoạn từ Khu đô thị mới Dịch Vọng - đường Dương Đình Nghệ (dài 720m), đoạn Trung Kính - Trần Duy Hưng (dài 580m) và đoạn Ngụy Như Kon Tum - Đầm Hồng (dài 1.890m), tổng mức đầu tư khoảng 7.353 tỷ đồng.
Vành đai 3 bao gồm 2 đoạn: Đoạn từ cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đến trục Nhật Tân - Nội Bài (dài 9,8km) và đoạn từ trục Nhật Tân - Nội Bài đến Quang Minh (dài 5km), tổng mức đầu tư khoảng 2.450 tỷ đồng.
Vành đai 3,5 bao gồm 2 đoạn: Đoạn từ cầu Thượng Cát đến quốc lộ 32 (dài 3,8km) và đoạn từ Phúc La - Văn Phú đến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ (dài 10,8km), tổng mức đầu tư khoảng 5.670 tỷ đồng.
Cùng với đó, trên địa bàn thành phố còn có các tuyến Vành đai 4 và Vành đai 5 do Bộ Giao thông vận tải triển khai thực hiện.
Trong năm 2020, Sở Giao thông vận tải Hà Nội phối hợp Bộ Giao thông vận tải, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố và các đơn vị liên quan đưa vào khai thác, sử dụng công trình cầu vượt Nguyễn Văn Huyên; đường vành đai 3 đoạn Mai Dịch - cầu Thăng Long dưới thấp và trên cao; đường vành đai 2 trên cao đoạn ngã tư Sở - ngã tư Vọng... góp phần nâng cao năng lực giao thông, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông.
Hiện Sở cũng đề nghị thành phố triển khai ngay một số đoạn, tuyến đường chưa được đầu tư hoàn chỉnh dẫn đến thắt nút cổ chai gây ùn tắc giao thông, gồm nút Giải Phóng - Nguyễn Hữu Thọ; đường 70 đoạn Nhổn - Hà Đông và Hà Đông - Văn Điển; đường Nguyễn Tuân; đường Nguyễn Phong Sắc (đoạn từ Tô Hiệu - Hoàng Quốc Việt); dốc Vĩnh Hưng; nút giao Ba La - QL6… Đồng thời chỉ đạo các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án: Đường sắt Nhổn - ga Hà Nội; dự án vành đai 2 đoạn Vĩnh Tuy - ngã tư Vọng; hầm chui Lê Văn Lương; dự án cầu vượt An Dương - đường Thanh Niên giai đoạn 2… để từng bước hoàn thiện hạ tầng giao thông Thủ đô.
-
Phát triển hạ tầng giao thông: Ưu tiên danh mục đầu tư, linh hoạt dòng vốn
Trong bối cảnh khó khăn trăm bề như hiện nay, Hà Nội cần một loạt những giải pháp thật sự đột phá để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Đặc biệt, TP cần phải lựa chọn, xác định danh mục ưu tiên đầu tư; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế để tranh thủ tối đa các dòng vốn.