CafeLand – Tuyến đường sắt đô thị số 2 (Trần Hưng Đạo – Thượng Đình), số 5 (Văn Cao – Hòa Lạc – Ba Vì) và số 3 (Ga Hà Nội – Hoàng Mai) có tổng mức đầu tư hơn 120.000 tỷ đồng.

UBND TP Hà Nội vừa trình gửi Thủ tướng xem xét, cho ý kiến chỉ đạo về chủ trương, cơ chế đầu tư 3 dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị trên địa bàn.

Theo nội dung tờ tờ trình, tuyến đường sắt đô thị số 2 (đoạn Trần Hưng Đạo – Thượng Đình) có chiều dài 5,96 km, được thiết kế đi ngầm với 6 ga ngầm.

Thời gian xây dựng tuyến số 2 từ năm 2018 - 2024, khai thác vào năm 2025. Tổng mức đầu tư dự kiến là 27.813 tỷ đồng nếu đầu tư theo hình thức hợp đồng BT (khoảng 25.730 tỷ đồng nếu đầu tư bằng ngân sách).

Tuyến đường sắt đô thị số 3 có tuyến chính dài 8,7 km (đi ngầm 8,13 km, hầm hở dẫn vào depot dài 0,57 km) với 7 ga ngầm, 1 khu lập tầu.

Chủ đầu tư dự án này là UBND TP Hà Nội. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2018 - 2025, đưa vào khai thác từ năm 2026. Tổng mức đầu tư khoảng 38.656 tỷ đồng.

Tuyến đường sắt đô thị số 5 có chiều dài toàn tuyến 38,4 km (8 km đi ngầm, 2 km đi cao và 28,4 km đi bằng) với 21 ga và 2 depot.

Thời gian thực hiện dự án từ 2018 - 2024, đưa vào vận hành năm 2025. Tổng mức đầu tư dự án theo hình thức hợp đồng BT là 66.865 tỷ đồng (nếu đầu tư bằng ngân sách là 61.228 tỷ đồng).

TP Hà Nội đề xuất Thủ tướng được áp dụng một số cơ chế đặc thù thực hiện 3 tuyến đường sắt đô thị trên. Cụ thể, Hà Nội mong muốn được để lại các khoản vượt thu hàng năm, số thu từ cổ phần hoá từ trước năm 2017 để đầu tư các dự án.

Ngoài ra, Hà Nội cũng đề xuất bán đấu giá tài sản công là nhà và đất để tạo vốn làm dự án; được lập các dự án đấu giá quyền sử dụng đất để tạo nguồn vốn đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt.

Nguyễn Văn
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.