Trong danh sách này nổi lên một loạt tên tuổi các “ông lớn” quen thuộc trên thị trường bất động sản như Hải Phát, Thủ Đô, Văn Phú Invest...
Cụ thể, Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát hiện đang thế chấp 59 căn nhà ở thấp tầng, công trình hỗn hợp cao tầng tại dự án Đầu tư Xây dựng Tổ hợp Thương mại dịch vụ và căn hộ cao cấp Hải Phát Plaza, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm. Hải Phát cũng đang thế chấp tài sản với đất hình thành trong tương lai tại Phú Lãm, quận Hà Đông.
Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Thủ Đô cũng đang thế chấp 87 căn/680 căn hộ (trong đó chủ đầu tư 32 căn, còn lại công dân là 55 căn) tại dự án xây dựng Khu nhà ở CT1 Phúc Lợi (Ecohome Phúc Lợi), quận Long Biên.
Một “đại gia” khác là Công ty Cổ phần đầu tư Văn Phú – Invest cũng nằm trong danh sách này. Theo đó, Văn Phú – Invest đã thế chấp quyền sử dụng đất tại khu đất có ký hiệu TTDV-01, KĐTM An Hưng, phường La Khê và phường Dương Nội, quận Hà Đông.
Một số tên tuổi dự án lớn cũng đang được chủ đầu tư mang đi thế chấp như Dự án xây dựng chung cư nhà ở xã hội chiến sĩ Bộ Công an tại số 282 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân.
Theo đó, Công ty Cổ phần tập đoàn Hoành Sơn hiện đang thế chấp 537 căn/612 căn hộ và diện tích dịch vụ thương mại, nhà trẻ, bể bơi thuộc dự án nêu trên.
Dự án Ecohome Phúc Lợi là một trong những dự án bị thế chấp ngân hàng được Sở TN-MT công bố.
Dự án Khu nhà ở cao tầng kết hợp Dịch vụ thương mại Eco Lakeview (số 32 Đại Từ, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai) đang được Công ty Cổ phẩn sông Đà 1.01 và Công ty Cổ phần Ecoland mang đi thế chấp. Tài sản này không bao gồm 8.609 m2 sàn và các lợi ích khác của Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam.
Liên doanh Công ty TNHH Mai Trang và Công ty Cổ phần xây dựng Sunshine Việt Nam thế chấp 944 m2 đất có nguồn gốc nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất và thế chấp bằng tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai là dự án tổ hợp văn phòng, thương mại dịch vụ, nhà trẻ và căn hộ tại lô HH1, nằm trong khu đô thị Mễ Trì Hạ, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm.
Phần tầng hầm 2, tầng hầm 1, 2 tòa nhà CT-01A, CT-01B, CT2 thuộc dự án Khu nhà ở Hateco 6 tại phường Phương Canh, quận Nam Từ Liêm hiện là tài sản thế chấp của Công ty Cổ phần đầu tư hạ tầng và công trình Kiến trúc Hà Nội.
Danh sách các chủ đầu tư đem dự án thế chấp ngân hàng.
Công ty TNHH Liên doanh ô tô Hòa Bình thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuộc dự án khu nhà ở thấp tầng – dự án công trình hỗn hợp Pandora (số 53 Triều Khúc, phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân).
Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Xuân Mai thế chấp dự án đầu tư tổ hợp chung cư cao tầng – khu hỗn hợp nhà ở HH2, KĐT mới Dương Nội, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, chủ đầu tư dự án này đã thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai là dự án xây dựng tòa nhà Trung tâm thương mại, dịch vụ, văn phòng và nhà ở.
Ngoài ta, một số dự án được chú ý như chung cư 70 Nguyễn Đức Cảnh do Công ty Cổ phần Vận tải và dịch vụ thương mại Hà Nội làm chủ đầu tư; dự án tòa nhà hỗn hợp thương mại và nhà ở chung cư Tecco do Công ty Cổ phần Tập đoàn Tecco làm chủ đầu tư hiện cũng đang là tài sản thế chấp của các đơn vị này.
Nhiều doanh nghiệp khác cũng có mặt trong danh sách có tài sản thế chấp gồm Công ty TNHH Bánh kẹo Thăng Long, công ty cổ phần bất động sản Vinalines, Công ty cổ phần dịch vụ Vận tải đường sắt và Công ty cổ phần Tập đoàn T&T, Liên danh Công ty cổ phần Contrenxin số 1 và Công ty cổ phần đầu tư phát triển Thái Hà…
Theo Luật sư Trần Đức Phượng (Đoàn Luật sư TP.HCM), việc công bố các dự án thế chấp ngân hàng của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội phần nào đã giúp cho các bên liên quan (ngân hàng và các chủ đầu tư) thực hiện đúng quy định pháp luật, nhận thức của người người mua nhà và bảo vệ quyền của người mua nhà ngày càng được nâng cao. Nghị định 102/2017/NĐ-CP ngày 1/9/2017 về đăng ký biện pháp bảo đảm có hiệu lực từ ngày 15/10/2017, thay thế Nghị định 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 có những quy định mới, trong đó có quy định về việc công bố công khai các dự án có đăng ký biện pháp bảo đảm. Cụ thể, theo Điều 64, Nghị định 102/2017/NĐ-CP, chậm nhất là 5 ngày làm việc, kể từ thời điểm đăng ký biện pháp bảo đảm bằng dự án đầu tư xây dựng nhà ở, Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm gửi thông tin cho Sở Tài nguyên và Môi trường để công bố trên Trang thông tin điện tử của sở này. Thông tin được công bố gồm: Tên dự án, địa chỉ của dự án, bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm, tài sản bảo đảm, thời điểm đăng ký. Theo quy định tại khoản 1 điều 147 Luật Nhà ở 2014, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở được thế chấp dự án hoặc nhà ở xây dựng trong dự án tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để vay vốn cho việc đầu tư dự án hoặc xây dựng nhà ở đó; trường hợp chủ đầu tư đã thế chấp nhà ở mà có nhu cầu huy động vốn góp để phân chia nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở hoặc có nhu cầu bán, cho thuê mua nhà ở đó thì phải giải chấp nhà ở này trước khi ký hợp đồng huy động vốn góp, hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở với khách hàng, trừ trường hợp được bên góp vốn, bên mua, thuê mua nhà ở và bên nhận thế chấp đồng ý. |
-
Công bố dự án thế chấp ngân hàng: Lợi hay hại?
Minh bạch hóa là con đường ngắn nhất để thu hút dòng vốn, giữ chân được các nhà đầu tư đến với thị trường bất động sản...
-
Loạt khách sạn, khu nghỉ dưỡng được ngân hàng rao bán để thu hồi nợ xấu
Từ đầu năm tới nay, nhiều ngân hàng thông báo bán đấu giá tài sản đảm bảo, chủ yếu là các khách sạn, khu nghỉ dưỡng có giá trị hàng chục cho đến hàng trăm tỉ đồng.
-
Khách hàng “khóc ròng”, ngân hàng tố cáo chủ đầu tư vì dự án bị thế chấp
Tình trạng chủ đầu tư đem dự án bất động sản thế chấp ngân hàng, nhưng vẫn bán cho khách là điều không hiếm. Người mua nhà như “nắm dao đằng lưỡi” khi gặp phải chủ đầu tư kiểu này.
-
Các ngân hàng tư nhân Việt Nam xin mở rộng hạn mức tín dụng
CafeLand - Mặc dù nguồn thu từ tín dụng giảm trong nửa đầu năm nay, một số ngân hàng thương mại tư nhân vẫn đệ đơn xin Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) cho phép tăng trưởng tín dụng để chuẩn bị cho mùa vay cao điểm cuối năm....