Theo báo cáo của HĐND TP. Hà Nội, từ năm 2013 – 2017, các ngành của thành phố đã thực hiện xác định nghĩa vụ tài chính bổ sung cho 80 dự án điều chỉnh quy hoạch, điều chỉnh dự án. Từ năm 2012 – 2017, thu tiền sử dụng đất đạt 105.657 tỉ đồng.
Hà Nội cũng đã chỉ đạo thực hiện công tác ký quỹ đảm bảo thực hiện dự án đối với 98 dự án, tổng số tiền là 1.428 tỉ đồng. Đến thời điểm giám sát đã có 85 dự án được nhà đầu tư nộp tiền ký quỹ với số tiền 1.212 tỉ đồng.
Tuy nhiên, HĐND TP. Hà Nội cũng cho biết, tình hình vi phạm pháp luật về đất đai của các tổ chức được giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án trên địa bàn thành phố vẫn còn nhiều; việc lấn chiếm, để hoang hóa, sử dụng sai mục đích, lãng phí, cho thuê lại đất sai quy định vẫn diễn ra ở một số nơi gây bức xúc cho nhân dân.
Theo báo cáo của Sở TN-MT, có 161 dự án có dấu hiệu vi phạm, chiếm tỷ lệ 23,1% số dự án được giao đất, cho thuê đất giai đoạn 2012-2017 với hình thức và mức độ khác nhau.
Ảnh minh hoạ.
Phổ biến vẫn là chậm đưa đất vào sử dụng trên 12 tháng liên tục kể từ khi được giao đất trên thực địa (40 dự án), chậm tiến độ thực hiện dự án trên 24 tháng (47 dự án), chậm hoàn thành công tác GPMB (22 dự án), chậm nghĩa vụ tài chính (4 dự án), chậm hoàn thành công tác GPMB (22 dự án), chậm nghĩa vụ tài chính (4 dự án) vi phạm khác như sử dụng sai mục đích, cho thuê, cho thuê lại không đứng quy định (37 dự án), chậm do vi phạm nhiều nội dung (11 dự án).
Còn 90 dự án chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính. Số lượng dự án bị phát hiện vi phạm khi thanh tra còn lớn 196/480 kết luận thanh tra có vi phạm các quy định của pháp luật, chiếm tỷ lệ 40,8%.
Giám sát trực tiếp tại 8 quận huyện phát hiện có 211 dự án chậm đưa đất vào sử dụng, để hoang hóa, chậm triển khai và chưa có biện pháp khắc phực, nhiều dự án các quận huyện đề nghị thành phố thanh tra, lập hồ sơ thu hồi theo quy định, trong đó có cả những dự án đã được thành phố kiểm tra, phát hiện, được HĐND thành phố kiến nghị từ năm 2012. Giám sát qua báo cáo của 22 quận huyện, thị xã còn lại cho thấy 172 dự án chậm triển khai.
Một số quận, huyện có số dự án chậm tiến độ, vi phạm nhiều như: Hoài Đức 51 dự án, Mê Linh 50 dự án, Nam Từ Liêm 48 dự án, Hoàng Mai 25 dự án, Bắc Từ Liêm 23 dự án…
“Cá biệt có một số chủ đầu tư được giao đất nhưng không liên hệ với địa phương để tiến hành các thủ tục đền bù, GPMB theo quy định. Trách nhiệm chính thuộc về Sở TNMT, UBND huyện, thị xã và các chủ đầu tư đối với những dự án chủ đầu tư không liên hệ, phối hợp với chính quyền để triển khai thực hiện dự án”, báo cáo của HĐND TP. Hà Nội nêu.
Bên cạnh đó, số dự án được điều chỉnh, gia hạn, trong đó có điều chỉnh về tiến độ triển khai dự án còn lớn. Việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư đối với các dự án vốn ngoài ngân sách còn hạn chế.
-
Hà Nội sẽ mạnh tay với những dự án chậm tiến độ
CafeLand - Sáng 13-8, thường trực HĐND TP. Hà Nội đã tổ chức phiên giải trình về tình hình quản lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn.
-
Gần 130 dự án tại Hải Dương chậm tiến độ
Theo kết quả rà soát của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương, toàn tỉnh có 127 dự án ngoài khu công nghiệp chậm tiến độ.
-
Siêu dự án của Sông Hồng Thủ Đô tại Vĩnh Phúc lọt danh sách chậm tiến độ
Công ty cổ phần Tập đoàn Sông Hồng Thủ Đô có hai dự án chậm tiến độ gồm Khu dịch vụ Bắc Đầm Vạc (8/2018-2/2021) và Khu đô thị sinh thái Sông Hồng Nam Đầm Vạc (tiến độ 2010-2015).
-
Dự án của Flamingo, Sông Hồng Thủ đô tại Vĩnh Phúc lọt danh sách dự án chậm tiến độ
Cổng Thông tin - Giao tiếp điện tử tỉnh Vĩnh Phúc mới đây đã công bố danh sách 20 dự án nhà ở, đô thị chậm tiến độ trên địa bàn. Nổi bật có những dự án liên quan đến các doanh nghiệp tên tuổi như Flamingo, Sông Hồng Thủ đô, Vinaconex…...