Văn bản của UBND TP. Hà Nội chỉ đạo các sở, ban, ngành, quận, huyện đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình trọng điểm của Thành phố giai đoạn 2016 - 2020.
Theo đánh giá của UBND TP. Hà Nội, quá trình triển khai một số dự án trọng điểm thời gian qua chậm tiến độ so với yêu cầu. Trong đó, một số dự án như 2 tuyến đường sắt; dự án mở rộng đường Vành đai 3, đoạn Mai Dịch - cầu Thăng Long; dự án Khu Liên hiệp xử lý chất thải Sóc Sơn giai đoạn 2,… chậm tiến độ do còn vướng mắc trong công tác GPMB.
Một số dự án khác chậm tiến độ do phải điều chỉnh thiết kế, điều chỉnh dự án như Bệnh viện Nhi, Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm giao dịch công nghệ thường xuyên - Khu liên cơ Võ Chí Công, bệnh viện Thanh Nhàn, bệnh viện Phụ sản,…
Đặc biệt, dư luận đang vô cùng quan tâm về năng lực của doanh nghiệp là Công ty CP Đầu tư phát triển Hạ tầng và Đô thị Vĩnh Hưng được Hà Nội dự kiến giao gần 60 ha “đất vàng” để thực hiện dự án tuyến đường Minh Khai - Vĩnh Tuy - Yên Duyên dài 1,65 km.
Hà Nội chỉ đạo bố trí đủ quỹ đất thanh toán cho nhà đầu tư 20 dự án BT. Ảnh: Internet.
Bên cạnh đó, một số chủ đầu tư chưa quyết liệt triển khai thực hiện; chậm hoàn thiện các thủ tục lập, trình thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư hoặc hồ sơ đề xuất dự án.
UBND TP. Hà Nội đã yêu cầu các sở, ban, ngành tập trung giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện và giải ngân kế hoạch giao vốn nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình trọng điểm.
Đối với các dự án PPP và xã hội hóa, Hà Nội yêu cầu đảm bảo đủ quỹ đất thanh toán cho các công trình trọng điểm, giao Sở TN-MT chủ trì tiếp tục thực hiện việc rà soát tổng thể, xác định quỹ đất đủ điều kiện làm quỹ đất thanh toán cho các dự án nhà đầu tư theo hình thực hợp đồng BT. Trong đó yêu cầu ưu tiên bố trí đủ quỹ đất thanh toán các dự án BT trọng điểm.
Được biết, trong Danh mục dự án trọng điểm giai đoạn 2016 - 2020 của Hà Nội, có trên 20 dự án theo hình thức hợp đồng BT, nâng tổng mức đầu tư cho các dự án BT lên 281.155 tỷ đồng. Mới đây, thêm 5 dự án BT quy mô lớn được Hà Nội cấp giấy chứng nhận tại Hội nghị "Hà Nội 2018 - Hợp tác đầu tư và phát triển”.
Ngoài ra, Hà Nội còn bổ sung thêm dự án hầm chui Lê Văn Lương – Vành đai 3 theo hình thức BT vào danh mục các dự án trọng điểm trên cơ sở đề xuất của Công ty cổ phần Tasco. Dự án có tổng mức đầu tư 550 tỷ đồng.
Đó là tuyến đường từ Khu đô thị Ecopark đi đường 179 huyện Gia Lâm dài 3,2km và tuyến đường Đa Tốn đi đường Hà Nội - Hải Phòng dài 2,4km. Cả 2 tuyến đường này được đầu tư theo hình thức hợp đồng đầu tư BT (xây dựng - chuyển giao).
-
Hà Nội tiếp tục đổi “đất vàng” tại 131 Thái Thịnh cho nhà đầu tư dự án BT
CafeLand - Nhà đầu tư chịu bỏ tiền xây dựng dự án mới Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Hà Nội tại huyện Đông Anh sẽ được UBND TP. Hà Nội bán chỉ định cho khu “đất vàng” tại 131 Thái Thịnh, Đống Đa, vốn là trụ sở Trường Cao đẳng Nghề Công nghiệp Hà Nội.
-
Thái Bình dừng hợp đồng BOT dự án tuyến đường bộ gần 2.600 tỷ đồng từ thành phố đi cầu Nghìn
Mới đây, UBND tỉnh Thái Bình đã tổ chức họp với các sở, ngành và đại diện liên danh nhà đầu tư về đàm phán thỏa thuận chấm dứt thực hiện hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ từ TP Thái Bình đi cầu Ng...
-
Phó Thủ tướng chỉ đạo rà soát các dự án BOT giao thông
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải rà soát, đánh giá toàn diện các dự án BOT giao thông bao gồm cả dự án Bộ Giao thông vận tải quản lý và các dự án do các địa phương quản lý....
-
Cận cảnh khu đất vừa được Hà Nội cho phép xây dựng công trình nhà ở thấp tầng tại Khu đô thị Thanh Hà – Cienco 5
Ngày 31.10 vừa qua, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn đã có chỉ đạo về việc xử lý vi phạm tồn tại của Khu đô thị Thanh Hà A, B – Cienco 5 (tại huyện Thanh Oai và quận Hà Đông).