Cầu Tứ Liên có chiều dài 2,9km. Ảnh: Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội
Cầu Tứ Liên là một trong 18 cầu bắc qua sông Hồng trên địa bàn Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch.
Theo báo cáo nghiên cứu khả thi dự án, cầu Tứ Liên và đường dẫn có tổng chiều dài khoảng 11,5km. Trong đó cầu Tứ Liên có chiều dài 2,9km, cầu chính dài một km, quy mô mặt cắt ngang bảo đảm 6 làn xe cơ giới, 2 làn hỗn hợp và 2 làn đi bộ...
Theo quy hoạch, cầu Tứ Liên nối 2 bờ tả hữu, tạo điều kiện phát triển khu vực thành phố phía Bắc sông Hồng theo quy hoạch mới của Thủ đô. Bên cạnh đó, đoạn đường dẫn đầu cầu Tứ Liên sẽ nối thẳng đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên và chạm đến Vành đai 3 phía Bắc.
Cầu có nhịp chính bắc qua sông Hồng, nối liền bờ phía Tây sông Hồng dọc tuyến đường Âu Cơ - Nghi Tàm thuộc địa phận các phường Yên Phụ, Tứ Liên, quận Tây Hồ với bờ Đông sông Hồng thuộc địa phận huyện Đông Anh.
Phía Đông Anh đoạn cầu và đường dẫn đi dọc theo sông Ngũ Huyện Khê, phần đất canh tác và đi qua một số tuyến đường như: Đường Trường Sa, đường Quốc lộ 3…
Đoạn đường nối cầu Tứ Liên với đường Trường Sa đi qua dự án Vinhomes Cổ Loa. Dự án này có tổng diện tích đất lên đến 3,85 km2, vốn đầu tư hơn 42.000 tỷ đồng. Hiện tại, khu vực đang triển khai xây dựng Trung tâm triển lãm quốc gia rộng 0,9 km2 với vốn đầu tư hơn 7.300 tỷ.
Cầu Tứ Liên nối quận Tây Hồ và huyện Đông Anh dự kiến là cây cầu dây văng thứ 2 (sau cầu Nhật Tân) được xây dựng tại Hà Nội. Công trình hoàn thành sẽ kết nối trung tâm thành phố với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc, giảm áp lực giao thông cho các cây cầu còn lại, thúc đẩy phát triển kinh tế…
Tổng mức đầu tư được dự toán sơ bộ là hơn 19.000 tỷ đồng.
Việc xây dựng cầu Tứ Liên sẽ sử dụng vốn đầu tư công, không sử dụng vốn theo hình thức đối tác công tư như phương án ban đầu.
Theo lãnh đạo TP. Hà Nội, cầu Tứ Liên là một trong 3 cầu trọng điểm cần xây dựng sớm để giảm ùn tắc giao thông, giúp sớm hoàn thiện quy hoạch hạ tầng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội hai bên bờ sông Hồng cũng như trên địa bàn thành phố khu vực các quận nói chung.
Đến thời điểm hiện nay, thành phố Hà Nội đã xây dựng được 9 cầu, bao gồm: Thăng Long, Chương Dương, Vĩnh Tuy giai đoạn 1 và giai đoạn 2, Thanh Trì, Nhật Tân, Vĩnh Thịnh, Long Biên, Văn Lang.
-
Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Thái Bình Dương và các doanh nghiệp Trung Quốc tiếp tục tích cực nghiên cứu, tham gia các dự án lớn như xây dựng cầu Tứ Liên (Hà Nội), cầu Ngọc Hồi qua sông Hồng, tuyến đường sắt đô thị đoạn Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc (Hà Nội),...
-
Vingroup đề xuất tham gia đầu tư xây dựng dự án cầu Tứ Liên
Ngày 15/10, Tập đoàn Vingroup đã gửi văn bản lên Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đề xuất tham gia đầu tư xây dựng dự án cầu Tứ Liên theo hình thức hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (Hợp đồng BT), theo quy định của Luật Thủ đô.






-
Hà Nội dự kiến dùng ký túc xá, trung tâm thương mại làm trụ sở phường mới hậu sáp nhập
Sau khi thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, Hà Nội dự kiến dùng ký túc xá bỏ hoang và trung tâm thương mại làm nơi đặt trụ sở phường mới.
-
Vingroup muốn làm đường sắt 300 km/h nối Hà Nội – Quảng Ninh
Tuyến đường sắt tốc độ cao Hà Nội – Quảng Ninh do Vingroup đề xuất không chỉ hứa hẹn rút ngắn thời gian di chuyển giữa hai địa phương còn khoảng 30 phút, mà còn mở ra cơ hội hồi sinh cho dự án đường sắt Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân....
-
Hà Nội kêu gọi đầu tư gần 3.500 tỷ đồng vào dự án nhà ở xã hội quy mô lớn phía Nam thành phố
Thị trường bất động sản Thủ đô vừa ghi nhận động thái mới khi Sở Tài chính Hà Nội công bố kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án Khu nhà ở xã hội – Tây Nam Kim Giang, theo hình thức đấu thầu rộng rãi....