Về đầu tư, theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 8 tháng đầu năm 2024, Hà Lan xếp thứ 8 trong 147 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký gần 14.600 tỷ USD cho 445 dự án. Trong những năm qua, Hà Lan đã triển khai nhiều dự án, chương trình thiết thực nhằm hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế - xã hội.
Kể từ sau khi Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào khu vực Liên minh châu Âu (EU) nói chung và thị trường Hà Lan nói riêng đã có nhiều khởi sắc, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước cũng tăng trưởng đáng kể qua các năm.
Trong những năm qua, Việt Nam luôn là nước xuất siêu sang Hà Lan. Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu chính sang Hà Lan bao gồm: điện thoại, đồ điện tử, dệt may, giày dép, sản phẩm nông nghiệp, thủy sản… Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Hà Lan máy móc thiết bị, linh kiện, dược phẩm, hóa chất và sản phẩm sữa.
Kim ngạch thương mại song phương Việt Nam – Hà Lan trong giai đoạn 2019 – 2023 và tốc độ tăng trưởng so với năm liền trước
Trong giai đoạn 2019-2023, thương mại song phương giữa Việt Nam và Hà Lan liên tục cải thiện, chỉ duy nhất năm 2023 giảm nhẹ do ảnh hưởng của tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong năm 2023, tổng kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Hà Lan đạt 10,91 tỷ USD, giảm nhẹ 1,77% so với năm 2022; trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 10,24 tỷ USD, giảm 1,86% so với năm 2022; kim ngạch nhập khẩu đạt 678 triệu USD, giảm 3,65%.
Bước sang năm 2024, hoạt động thương mại giữa hai thị trường hồi phục trở lại. Trong 9 tháng đầu năm 2024, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Hà Lan đạt 10,02 tỷ USD, tăng 27,1% so với cùng kỳ năm trước.
Nhu cầu của thị trường Hà Lan đang có những dấu hiệu khởi sắc ở hầu hết các nhóm hàng từ nông sản tới điện tử và hàng tiêu dùng. Điều này mở ra cơ hội cho hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này sẽ tăng mạnh hơn trong thời gian tới, trong bối cảnh Việt Nam đang được hưởng những ưu đãi thuế quan từ lộ trình của Hiệp định EVFTA và nhu cầu thị trường đang dần hồi phục đáng kể.
Tính chung 9 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này ghi nhận mức tăng đáng kể so với 9 tháng đầu năm 2023 là 27,52%, đạt 9,45 tỷ USD. Trong đó, ba mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch cao nhất là Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác và Giày dép các loại.
Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này ghi nhận mức tăng là 20,22% so với 9 tháng đầu năm 2023, đạt 567,48 triệu USD. Trong đó, 3 mặt hàng nhập khẩu có kim ngạch cao nhất là Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; Dược phẩm và Linh kiện, phụ tùng ô tô.
Hiện vẫn còn nhiều dư địa để các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường các hoạt động giao thương, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Hà Lan. Trong năm 2024, công tác kết nối, xúc tiến thương mại vào thị trường Hà Lan luôn được các cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp chú trọng.
Tại buổi tiếp đoàn Doanh nghiệp Hà Lan vào tháng 3/2024, Thủ tướng Chính phủ cho rằng hai bên vẫn còn nhiều tiềm năng, thế mạnh có thể bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau. Do đó, đề nghị các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Hà Lan tận dụng hiệu quả các cơ hội của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), tăng cường mở cửa thị trường, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương sớm đạt 15 tỷ USD trong thời gian tới.
-
Hà Lan là nhà đầu tư lớn nhất của EU tại Việt Nam
Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo “50 năm quan hệ Việt Nam - Hà Lan: Thành tựu và triển vọng” do Bộ Ngoại giao chủ trì tổ chức ngày 15/12 vừa qua.








-
Thường trực Chính phủ cho ý kiến về một số dự án, chính sách thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ cao
Chiều 30/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ cho ý kiến về một số dự án hợp tác trong lĩnh vực công nghệ cao và một số cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, thúc đẩy chuyển giao công nghệ....
-
Tập đoàn Trung Quốc thi công cầu Tứ Liên gần 20.000 tỷ ở Hà Nội muốn làm thêm nhiều dự án lớn tại Việt Nam
Tập đoàn này đã tham gia hơn 1.000 dự án tại Trung Quốc và hiện đang tham gia vào các dự án hạ tầng tại Việt Nam như thi công cầu Tứ Liên, Hà Nội.
-
Chính sách công nghiệp phải là đòn bẩy đổi mới sáng tạo và đưa DN vươn ra toàn cầu
Các chuyên gia cho rằng chính sách công nghiệp không chỉ là công cụ kỹ thuật, mà cần trở thành chiến lược quốc gia để khơi thông động lực tăng trưởng, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và hình thành các doanh nghiệp tư nhân có năng lực cạnh tranh toàn cầu....