Doanh nghiệp có thể tiếp tục đăng ký vay từ nay đến cuối năm. Ảnh: TTXVN.
Điều kiện đầu tiên là có người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải ngừng việc từ một tháng liên tục trở lên trong khoảng thời gian từ ngày 1-4-2020 đến hết ngày 31-12-2020.
Tiêu chí này thay thế cho điều kiện trước đây là “Có từ 20% hoặc từ 30 người lao động trở lên đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải ngừng việc từ một tháng liên tục trở lên; đã trả trước tối thiểu 50% tiền lương ngừng việc cho người lao động”.
Tiêu chí xét duyệt “khó khăn tài chính, không cân đối đủ nguồn để trả lương, đã sử dụng hết quỹ dự phòng tiền lương” cũng được thay thế cụ thể hơn.
Theo đó, doanh nghiệp có doanh thu quí 1-2020 giảm 20% trở lên so với quí 4-2019, hoặc doanh thu quý liền kề trước thời điểm xét hưởng giảm 20% trở lên so với cùng kỳ năm 2019.
Gói vay 16.000 tỉ đồng đã có hành lang pháp lý cụ thể sau khi Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 05, dựa trên Nghị quyết số 42 và Quyết định số 15/2020 của Thủ tướng Chính phủ, cho NHCSXH vay tái cấp vốn với lãi suất 0% để trả lương cho người lao động trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp không đảm bảo hoạt động liên tục, thậm chí không có doanh thu do mất đơn hàng.
Tuy nhiên, theo phản ánh của các doanh nghiệp trước đó, điều kiện giải ngân của gói cho vay hỗ trợ 16.000 tỉ đồng này quá khó khăn khiến các doanh nghiệp không thể tiếp cận. Chẳng hạn như điều kiện “đã trả trước tối thiểu 50% lương ngừng việc cho người lao động”. Bên cạnh thiết kế chính sách không phù hợp, thủ tục rườm rà trong khi lợi ích vay không thực sự nhiều còn khiến doanh nghiệp cảm thấy mệt mỏi.
Trước đó, tại cuộc họp báo Ngân hàng Nhà nước hồi tháng 9, thông tin cho thấy mới chỉ có một quyết định phê duyệt vay vốn theo chính sách này, nhưng sau đó công ty này cũng không vay nữa vì đã cân đối được tài chính.
Báo cáo hồi cuối tháng 9 của NHNN cũng cho biết riêng NHCSXH đã thực hiện gia hạn nợ cho hơn 162.000 khách hàng với dư nợ khoảng 4.067 tỉ đồng, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cho hơn 75.200 khách hàng với dư nợ gần 1.600 tỉ đồng, cho vay mới đối với hơn 1,4 triệu khách hàng với dư nợ trên 55.000 tỉ đồng.
Hướng dẫn vay trả lương của NHCSXH Điều kiện vay vốn Người sử dụng lao động (sau đây gọi là khách hàng) được xét duyệt cho vay khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: 1. Có người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải ngừng việc từ 01 tháng liên tục trở lên trong khoảng thời gian từ ngày 01/4/2020 đến hết ngày 31-12-2020. 2. Có doanh thu quý I/2020 giảm 20% trở lên so với quí 4-2019 hoặc doanh thu quý liền kề trước thời điểm xét hưởng giảm 20% trở lên so với cùng kỳ năm 2019. 3. Không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm ngày 31-12-2019. Mục đích vay vốn Vốn vay được khách hàng sử dụng để trả lương ngừng việc cho người lao động bị ngừng việc do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Mức cho vay, lãi suất, thời hạn cho vay 1. Mức cho vay tối đa 01 tháng của 01 khách hàng bằng 50% mức lương tối thiểu vùng (x) số người lao động bị ngừng việc và mỗi khách hàng được vay vốn không quá 03 tháng trong khoảng thời gian từ ngày 01/4/2020 đến hết ngày 31-12-2020. 2. Lãi suất cho vay: 0%/năm. Lãi suất nợ quá hạn: 12%/năm. 3. Thời hạn cho vay do NHCSXH nơi cho vay và khách hàng thỏa thuận nhưng không quá 12 tháng, kể từ ngày giải ngân món vay đầu tiên. 4. Khách hàng không phải thực hiện bảo đảm tiền vay. 5. NHCSXH cho vay trực tiếp đến khách hàng. Phê duyệt cho vay và giải ngân 1. Chậm nhất ngày 05 hằng tháng, khách hàng gửi hồ sơ vay vốn đến NHCSXH nơi cho vay. Trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ vay vốn, NHCSXH phê duyệt cho vay và thông báo kết quả phê duyệt cho khách hàng. Trường hợp không đủ điều kiện phê duyệt cho vay, NHCSXH thông báo cho khách hàng nêu rõ lý do từ chối. 2. Giải ngân cho khách hàng 3. Việc giải ngân của NHCSXH được thực hiện đến hết ngày 31-01-2021. |
-
Ngân hàng có nợ xấu hơn 3% không được mua trái phiếu doanh nghiệp
CafeLand - Tổ chức tín dụng chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp khi có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán tại năm liền kề trước năm mua trái phiếu doanh nghiệp.