Theo báo cáo từ chuyên trang bất động sản Property Week của Anh, ước tính có khoảng 40% lượng khí thải carbon hàng năm được tạo ra bởi lĩnh vực này. Điều này đã khiến các chuyên gia phải thay đổi chiến lược để bảo vệ môi trường.
Mới đây, Hội đồng Xây dựng Anh và một số quỹ tín thác bất động sản đã có những ý tưởng mới giúp lĩnh vực này hướng đến khả năng giảm thiểu lượng khí thải hàng năm ra môi trường. Cụ thể, Derwent London là quỹ tín thác đầu tiên thực hiện chiến dịch mang tên “Green Loan” hay còn được hiểu là các khoản vay bảo vệ môi trường.
“Green Loan” là gì?
“Green Loan” hoạt động theo nguyên tắc trái phiếu xanh của Hiệp hội Thị trường vốn Quốc tế (ICMA) và nguyên tắc cho vay liên kết bền vững của Hiệp hội thị trường cho vay (LMA).
ICMA định nghĩa “Green Loan” là một khoản vay mà số tiền thu được từ trái phiếu sẽ được sử dụng cho các dự án bảo vệ môi trường, trong đó các công trình phải đáp ứng đủ điều kiện hoặc đạt được các chứng chỉ trong khu vực và quốc tế về độ an toàn.
Trong khi đó, LMA xác định các dự án đủ điều kiện nhận “Green Loan” bao gồm các dự án sử dụng năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng hiệu quả, ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm cũng như đảm bảo tình hình giao thông và quản lý bền vững môi trường đối với tài nguyên thiên nhiên.
Đối với một số chuyên gia tài chính trong ngành bất động sản, các hướng dẫn do ICMA và LMA đưa ra là một khởi đầu phù hợp, nhưng chưa đủ mạnh mẽ.
Nguyên tắc chung
Gregor Bamert, người đứng đầu bộ phận vay nợ bất động sản tại công ty Aviva Investor cho biết: “Chúng tôi sẽ có những khuôn khổ riêng vì các nguyên tắc của ICMA và LMA đưa ra dường như không phù hợp với mục đích. Chúng tôi ước tính có khoảng 80% các tòa nhà ở thời điểm hiện tại sẽ được sử dụng cho tới năm 2050. Do đó, chúng tôi hướng đến việc thay đổi các cấu trúc hiện có để bảo vệ môi trường thay vì xây mới hoàn toàn”.
Vấn đề ở thời điểm hiện tại là các bên cho vay đang ở vào những giai đoạn khác nhau trong việc thiết lập một khuân mẫu nhất định và sẽ mất thời gian để các công ty này phát triển hệ thống nội bộ của riêng họ nhằm mục đích đối phó với biến đổi khí hậu, theo Peter Cosmetatos, giám đốc điều hành của CREFC, hiệp hội thương mại cho ngành tài chính bất động sản thương mại ở Châu Âu.
“Green Loan là một khoản vay mà nhiều tổ chức chức khác nhau, bao gồm cả người cho vay và người đi vay đều đặc biệt quan tâm. Ở những khu vực khác nhau, sự phức tạp về việc tạo ra bộ khung thống nhất cũng sẽ khác nhau. Rất khó để có được những đánh giá cụ thể liên quan đến biến đổi khí hậu”, ông Peter nhấn mạnh.
Giáo dục
Một trong những thách thức lớn nhất xung quanh việc phát triển các khoản vay bảo vệ môi trường trở nên rộng rãi đó là sự giáo dục để thay đổi nhận thức của mọi người.
Madeleine McDougall, người đứng đầu bộ phận bất động sản và nhà ở tại Ngân hàng Lloyds Bank, Anh cho biết: “Chúng tôi đã dành nhiều thời gian để tổ chức các buổi học và đào tạo nhằm mục đích thay đổi tư duy và nhận thức của các doanh nghiệp về vấn đề môi trường. Tuy nhiên, để duy trì được mọi thứ sẽ cần sự nỗ lực rất nhiều từ tất cả các bên”
Nhiều cơ quan xếp hạng tín dụng hàng đầu châu Âu đã mua lại cổ phần từ những công ty hoặc tổ chức cung cấp khác khoản vay “Green Loan”. Điều này đã chứng tỏ tiềm năng phát triển cũng như tầm quan trọng của việc xây dựng hướng đến sự bền vững.
Bên cạnh đó, nhu cầu về tỷ trọng vốn bảo vệ môi trường, mức tiền mặt mà một tổ chức hoặc người cho vay phải giữ để đảm bảo các khoản vay của mình ngày càng tăng. Lý giải cho điều này, bà Emma Harvey cho biết: “Thứ nhất, nắm giữ ít vốn hơn so với các khoản cho vay “Green Loan” có nghĩa là các tổ chức sẽ có thể đưa ra mức lãi suất hấp dẫn, ưu đãi cao cho những khoản vay đó”.
“Thứ hai, nếu có một cái nhìn dài hạn hơn về rủi ro mà tổ chức đặt ra nếu nó đã sẵn sàng cho việc chuyển đổi, thì một công ty có nhiều khoản vay “Green Loan” hơn sẽ đối mặt với mức rủi ro thấp hơn và do đó cần phải nắm giữ một tỷ lệ vốn nhỏ hơn các sản phẩm này”.
Các vấn đề phải đối mặt
Mặc dù các chuyên gia tin rằng các khoản vay này sẽ phát triển trong năm tới, nhưng lĩnh vực non trẻ này cũng đối mặt với nhiều thách thức.
Chỉ tính riêng tại châu Âu, gần đây EU đã thay đổi các quy định về phân loại tài chính bền vững nhằm mục đích thiết lập các tiêu chuẩn mới. Tuy nhiên, những dự thảo này đã bị trì hoãn trong nghị viện châu Âu. Bên cạnh đó, một số quốc gia tại vùng Nam Âu cũng đã nêu ra một số quan ngại về khí đốt tự nhiên.
Liệu lĩnh vực bất động sản sẽ làm gì để đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu?
“Tôi nghĩ mọi người đang thay đổi nhận thức về biến đổi khí hậu. Sự quan tâm của các doanh nghiệp đối với “Green Loan” là điều đáng mừng vào lúc này”, ông Peter nói thêm.
Sự thay đổi không thể đến ngay lập tức. Mặc dù vậy, trong vài năm trở lại đây, ngành bất động sản đã và đang đẩy nhanh tốc độ nhằm hướng đến một tương lai bền vững hơn. “Biến đổi khí hậu hay đặc biệt là đại dịch đã thay đổi cách mọi người nhìn nhận và sử dụng lĩnh vực bất động sản. Tôi cho rằng tư duy đổi mới của mọi người là điều đáng khích lệ, nhưng vẫn cần có những nguyên tắc chung. Một cuộc hội thảo về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc sẽ được tổ chức vào tháng 11 tới đây tại thành phố Glasgow, Scotland. Đây sẽ là cơ hội tuyệt vời để toàn cầu đi đến một sự thống nhất về vấn đề nóng này”.
Các vấn đề về biến đổi khí hậu sẽ không biến mất ngay lập tức. Vì vậy, sự xuất hiện của những khoản vay như “Green Loan” sẽ là giải pháp hữu ích cho lĩnh vực bất động sản trong tương lai.
-
CafeLand - Covid-19 tấn công ngành bất động sản theo cách không thể ngờ tới, và nhu cầu thực hiện những thay đổi về cấu trúc mà các lãnh đạo ngành này đã hoặc đang lên kế hoạch chuyển đổi một cách từ từ lại được đẩy nhanh do những thực tế mới.
-
Chìa khóa đầu tư bất động sản cho những người có thu nhập thấp
CafeLand - Các chuyên gia bất động sản đã kêu gọi những người có thu nhập thấp và trung bình tham gia nhiều hơn vào thị trường này, đồng thời khẳng định việc đầu tư vào bất động sản không hề phức tạp như nhiều người nghĩ.
-
Xây dựng môi trường bền vững - tương lai cho lĩnh vực bất động sản
CafeLand - Lĩnh vực bất động sản có nhiều sự gián đoạn trong vài năm gần đây. Mối đe dọa kép từ đại dịch Covid-19 và biến đổi khí hậu đã bộc lộ nhiều lỗ hổng trên thị trường này.
-
Hai tỷ phú Ấn Độ rời khỏi câu lạc bộ 100 tỷ USD
Hai tỷ phú hàng đầu Ấn Độ, ông Mukesh Ambani và ông Gautam Adani, đã chính thức rời khỏi câu lạc bộ "centibillionaire" (những người sở hữu tài sản trên 100 tỷ USD).
-
Myanmar muốn gia nhập BRICS, Nam Phi phủ nhận kế hoạch tạo đồng tiền chung
Trong bối cảnh BRICS (nhóm các nền kinh tế mới nổi gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) mở rộng thành viên và đẩy mạnh ảnh hưởng toàn cầu, Myanmar vừa tuyên bố mong muốn trở thành thành viên của khối này....
-
Mỹ sắp đưa 140 công ty công nghệ của Trung Quốc vào danh sách hạn chế
Chính quyền Tổng thống Joe Biden dự kiến sẽ công bố các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới nhằm hạn chế ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc. Đây là lần thứ ba kể từ năm 2022, Washington triển khai các chính sách nhằm kìm hãm tham vọng công nghệ c...