Ảnh minh hoạ.
Các dữ liệu kinh tế vừa được công bố cuối tuần trước cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới đang hoạt động tốt hơn dự kiến, với doanh số bán lẻ mạnh và giá hàng nhập khẩu tăng.
Chỉ số của Citigroup về mức độ dữ liệu đầu vào cũng vượt quá kỳ vọng đồng thuận giữa các nhà kinh tế, đạt mức cao nhất trong 7 tháng tính đến ngày 14/11.
Trong khi đó, lạm phát tại Mỹ bất ngờ tăng trở lại trong tháng 10. Theo đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn 0,2 điểm phần trăm so với mức tăng của tháng 9. Nếu loại trừ giá năng lượng và thực phẩm, CPI cơ bản cũng tăng 3,3% so với cách đây 1 năm.
Tuy nhiên, trong vòng bình luận mới nhất về chính sách tiền tệ của Mỹ, các nhà hoạch định chính sách của Fed tiếp tục bày tỏ niềm tin rằng lạm phát đang được kiểm soát và sẽ cho phép họ tiếp tục hạ lãi suất chuẩn từ phạm vi hiện tại 4,5%-4,75% - một mức được cho là ngăn cản chi tiêu và đầu tư - xuống mức trung lập hơn.
Nhưng việc cắt giảm lãi suất nhanh như thế nào và mức nào là mức "trung lập" vẫn là vấn đề đang gây nhiều tranh luận giữa các nhà hoạch định chính sách.
Phát biểu tại một sự kiện ở Dallas hôm 14/11, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết, nền kinh tế không gửi bất kỳ tín hiệu báo động nào có thể thúc đẩy Fed đẩy nhanh việc cắt giảm lãi suất, và ngược lại: "Nếu dữ liệu cho phép chúng ta chậm lại một chút, thì đó có vẻ là một điều thông minh".
"Nền kinh tế không gửi bất kỳ tín hiệu nào cho thấy chúng ta cần phải vội vàng hạ lãi suất. Sức mạnh mà chúng ta đang thấy trong nền kinh tế hiện nay giúp chúng ta có khả năng tiếp cận các quyết định của mình một cách thận trọng", Powell cho biết.
Các dấu hiệu cũng cho thấy sự thận trọng ngày càng tăng về việc cắt giảm lãi suất, nhất là khi giới chuyên môn đang dự báo áp lực lạm phát có thể cao hơn nếu các cam kết trong chiến dịch tranh cử của ông Donald Trump được thực thi.
Chủ tịch Fed Boston Susan Collins cho biết, bà không thấy có sự cấp thiết lớn trong việc hạ lãi suất nhưng không loại trừ khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất thêm một lần nữa tại cuộc họp tiếp theo vào ngày 17-18 tháng 12.
"Tôi chắc chắn sẽ không loại bỏ tháng 12 khỏi chương trình thảo luận. Nhưng một lần nữa, chúng tôi không đi theo một con đường định sẵn và vì vậy chúng tôi sẽ xem xét kỹ lưỡng dữ liệu và xem điều gì có ý nghĩa", bà nói với Bloomberg TV.
-
Chi tiết khung giá thuê nhà ở xã hội được đầu tư không bằng vốn đầu tư công tại Bình Phước
Ngày 07/11/2024, UBND tỉnh Bình Phước ban hành Quyết định 40/2024/QĐ-UBND quy định hỗ trợ giải quyết bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở xã hội cho đối tượng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 76 Luật Nhà ở 2023; khung giá thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn, nhà ở xã hội do cá nhân tự đầu tư xây dựng; khung giá thuê nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
-
Chính thức giảm lãi suất cho vay hỗ trợ nhà ở từ ngày 01/01/2025
Đây là chính sách mới được quy định tại Quyết định 2690/QĐ-NHNN ngày 18/12/2024 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
-
Sau thông báo phát tiền cho dân, Trung Quốc giảm lãi vay mua nhà
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) ngày 29/9 cho biết sẽ yêu cầu các ngân hàng thương mại trước ngày 31/10 tiến hành hạ lãi suất đối với các khoản vay thế chấp nhà hiện có, như một phần của chính sách toàn diện nhằm hỗ trợ thị trường bất động sản...
-
Trung Quốc tính giảm 0,8% lãi suất các khoản vay bất động sản hiện có trên toàn quốc
Các cơ quan quản lý tài chính của Trung Quốc Trung Quốc đang cân nhắc cắt giảm lãi suất thế chấp lên tới 5.300 tỷ USD để giảm chi phí vay cho hàng triệu gia đình.