Gần đây, trên một số phương tiện thông tin đại chúng xuất hiện các thông tin liên quan tới việc người nước ngoài mua nhà tại TP.HCM, trích nguồn từ Công ty CBRE Việt Nam. Những thông tin, biểu đồ, những trích dẫn khiến nhiều người giật mình.

31% khách mua đến từ Trung Quốc?

Chuyện bắt đầu vào một buổi sáng đầu tháng 12/2018 tại TP.HCM, trong bài thuyết trình cho một sự kiện bất động sản, CBRE có công bố số liệu như biểu đồ dưới đây:

Con số 31% người mua nhà mang quốc tịch Trung Quốc lập tức tạo hiệu ứng mạnh. Nhưng nhìn kỹ lại, mọi chuyện không to tát đến thế. Trước hết, CBRE cũng là một doanh nghiệp môi giới, tư vấn bất động sản với tập khách với nhóm hàng riêng. Và do vậy, cũng như tất cả các báo cáo trước đây của CBRE, số liệu đó đều lấy từ các giao dịch thực hiện qua hệ thống CBRE chứ không phải của toàn thị trường. Thế nên nếu 100% khách của CBRE mang quốc tịch Trung Quốc thì đó cũng không phải là gì ghê gớm.

Nhưng cho dù là 31% của toàn thị trường, sự việc cũng chưa tới mức phải hoảng hốt. Bởi, con số này có được chỉ dựa trên số lượng các căn hộ bán được qua sàn giao dịch của CBRE chủ yếu tập trung ở phân khúc hạng sang và cao cấp tại TP.HCM trong 3 năm qua. Phân khúc này không chiếm tỷ trọng lớn trong toàn thị trường bất động sản, nơi nhà bình dân và tầm trung mới là trụ cột. “Số liệu khách hàng Trung Quốc mua nhà tăng mạnh chỉ là số liệu thống kê thông qua sàn giao dịch của CBRE và ở phân khúc hạng sang, cao cấp nếu 100% khách của CBRE mang quốc tịch Trung Quốc thì đó cũng không phải là gì ghê gớm.

Nhưng cho dù là 31% của toàn thị trường, sự việc cũng chưa tới mức phải hoảng hốt. Bởi, con số này có được chỉ dựa trên số lượng các căn hộ bán được qua sàn giao dịch của CBRE chủ yếu tập trung ở phân khúc hạng sang và cao cấp tại TP.HCM trong 3 năm qua. Phân khúc này không chiếm tỷ trọng lớn trong toàn thị trường bất động sản, nơi nhà bình dân và tầm trung mới là trụ cột. “Số liệu khách hàng Trung Quốc mua nhà tăng mạnh chỉ là số liệu thống kê thông qua sàn giao dịch của CBRE và ở phân khúc hạng sang, cao cấp Do đó con số này chỉ mang tính chất tham khảo, không đại diện cho toàn thị trường”, CBRE nhấn mạnh thêm.

Vấn đề đặt ra là, ngay cả khi 31% khách mua bất động sản Việt Nam đến từ Trung Quốc, thì sẽ ra sao?

Hãy mừng vì ta đang hấp dẫn hơn trong mắt khối ngoại

Số liệu của CBRE cũng như các đơn vị tư vấn ngoại như Savills, Jones Lang LaSalle cho thấy một thực tế là ngày càng có nhiều sự quan tâm đến từ các khách mua căn hộ cao cấp tại Việt Nam nhưng chưa từng đặt chân tới mảnh đất này. Người mua, cả nước khác lẫn nước láng giềng, không còn chỉ mỗi một mục đích mua để sống và làm việc ở Việt Nam nữa. Nhờ thế giới ngày càng “phẳng” hơn, nhờ sự chủ động tiếp thị từ các chủ đầu tư tại thị trường nước ngoài nên các nhà đầu tư cá nhân nước ngoài biết tới Việt Nam nhiều hơn và nhiều người trong số họ đã quyết định mua ngay cả khi chưa hề đặt chân tới Việt Nam.

Các chủ đầu tư Việt Nam giờ đã chủ động mang các dự án của mình sang chào hàng như mọi sản phẩm khác tại Singapore, Hồng Kông, sang cả Bắc Kinh và Thượng Hải để gọi mời. Điều này cũng tương tự như nhiều nhà giàu Việt Nam mua căn hộ ở Malta hay Úc nhưng chưa hề đặt chân tới đó mà chỉ nghiên cứu qua sơ đồ và các giấy tờ chứng minh có giá trị mà chủ đầu tư hoặc nhà môi giới Malta hay Úc mang sang chào. Điều đó chứng minh bất động sản cũng như các tài sản khác như cổ phiếu, chứng chỉ quỹ của Việt Nam đã có độ hội nhập cao hơn với thị trường quốc tế, và được quốc tế đón
nhận sòng phẳng như bất cứ tài sản nào của quốc gia nào.

Nói cụ thể ở trường hợp này, thị trường bất động sản cao cấp và hạng sang ở TP.HCM rõ ràng chứng minh rằng nó có sức hấp dẫn rất lớn đối với các nhà đầu tư đến từ châu Á, trong đó có khách hàng đến từ Trung Quốc - nơi đang sở hữu lượng ngoại tệ được cho là lớn nhất thế giới. Trao đổi với một số nhà đầu tư Trung Quốc, họ giải thích sự quan tâm hơn đến việc đầu tư vào thị trường bất động sản TP.HCM là vì họ nhìn thấy được sự tương đồng trong phát triển giữa TP.HCM và thành phố Thượng Hải. Cách đây 30 năm, Thượng Hải gần như giống TP.HCM hiện nay với nhiều khu đất trống và nhà thấp tầng.

Trong quá trình phát triển hàng chục năm qua, giờ đây Thượng Hải là một trong những trung tâm tài chính hàng đầu trên thế giới kéo theo đó là giá bất động sản tăng lên rất nhiều lần. Những người lỡ chuyến tàu siêu lợi ở Thượng Hải đang muốn bắt chuyến tàu thứ hai tương tự ở Việt Nam là TP.HCM. Có thể nói, đa phần họ tới lúc này đơn thuần vì kỳ vọng lợi nhuận khủng. Đó không chỉ là kỳ vọng của nhà đầu tư Trung Quốc. Từ năm 2015, phần lớn những giao dịch M&A có giá trị lớn là các khu đất dự án bất động sản, tiếp sau mới là các khách sạn, chung cư và văn phòng.

Đây là minh chứng thực tế về việc những nhà đầu tư có dự định đầu tư lâu dài tại Việt Nam. Đầu tư lâu dài không gì ngoài đón thành quả từ tiềm năng phát triển trong tương lai. Điểm hấp dẫn lớn nhất của bất động sản Việt Nam nằm ở đây. Xét về mặt kinh tế, việc người nước ngoài kể cả Trung Quốc mua mạnh bất động sản của ta không phải là quá tiêu cực, nhất là trong bối cảnh Việt Nam bắt đầu mở cửa cho phép nhà đầu tư nước ngoài có thể sở hữu bất động sản tại Việt Nam từ năm 2015. Đi cùng với chính sách này đương nhiên đã có đầy đủ các biện pháp tự vệ cũng như các giới hạn chặt chẽ.

Chúng ta hấp dẫn tới đâu?

Khi các nhà đầu tư bất động sản thảo luận về thị trường mới nổi năng động nhất trên toàn cầu, thật khó để không nhắc tới
Việt Nam với động lực to lớn là tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, cùng tầng lớp trung lưu đang gia tăng với thu nhập tăng
trưởng nhanh. Lớp dân số trẻ có học thức cao đã giúp quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, tạo tiền đề giúp Việt Nam
nằm trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP nhanh nhất thế giới.

Theo Tổng cục Thống kê, GDP năm 2018 của Việt Nam tăng 7,08%, vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra. GDP bình quân đầu người khoảng 58,5 triệu đồng, tương đương 2.587 USD, tăng 198 USD so với năm 2017. Trong khi đó về lạm phát, chỉ số CPI bình quân năm 2018 tăng 3,54%, đạt mục tiêu dưới 4% Quốc hội giao. Đây đều là những con số rất được giới đầu tư quốc tế đánh giá cao. Trên thực tế, những con số tăng trưởng đều đặn các năm qua giúp nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường bất động sản Việt Nam đã tăng trưởng theo từng năm.

Cùng với đó, những nỗ lực của chính phủ trong việc giảm bớt rào cản về tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại công ty đại chúng cũng góp phần giúp cho triển vọng của nền kinh tế được tươi sáng hơn. Những chính sách kể trên giúp đa dạng hóa bức tranh của nền kinh tế và khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài sở hữu tài sản thương mại - qua đó thúc đẩy nhu cầu về bất động sản.

“Sự phục hồi của thị trường bất động sản kể từ năm 2015 đến nay cho thấy đôi lúc những nhịp điều chỉnh của thị trường lại là một tín hiệu tích cực trong dài hạn. Một phép nhìn đơn giản là khi nhìn vào sự tham gia của các nguồn vốn ngoài Việt Nam trong hầu hết những giao dịch chuyển nhượng bất động sản lớn nhất trong năm nay - ở các phân khúc văn phòng, nhà ở và bán lẻ, chúng ta có thể cảm nhận được mức độ hào hứng của các nhà đầu tư nước ngoài đối với ngôi sao mới nổi của Châu Á”, ông Vikram Kohli, Tổng Giám đốc, Khu vực Đông Nam Á, CBRE, nhận xét.

Hồng Quý
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.