Chuyên gia cho rằng, thị trường bất động sản, nhất là phân khúc công nghiệp ở Việt Nam sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi tác động kinh tế thế giới. Ảnh: LT.
Dữ liệu từ nghiên cứu "Trump 2.0: 100 ngày đầu tiên, tác động đến thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương" của Cushman & Wakefield (C&W) cho biết, những thay đổi trong chính sách thương mại, thuế và bãi bỏ quy định của Hoa Kỳ đã gây ra sự bất ổn, ảnh hưởng đến niềm tin kinh tế toàn cầu và tác động đến khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Mặc dù khu vực này bước vào năm 2025 với động lực mạnh mẽ nhờ sự phục hồi nhu cầu trong nước và đầu tư vào bất động sản, nhưng sự biến động chính sách có thể làm chậm lại tăng trưởng khi các nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn trong các quyết định.
"Bất chấp những giai đoạn biến động thường làm suy giảm niềm tin của doanh nghiệp và nhà đầu tư, các yếu tố nền tảng vững chắc của khu vực Châu Á Thái Bình Dương đang giúp giảm thiểu tác động. Thị trường bất động sản trong khu vực vẫn duy trì sự kiên cường, song vẫn bị ảnh hưởng bởi sự trì hoãn trong quyết định của các doanh nghiệp và nhà đầu tư khi họ tiếp tục thận trọng quan sát tình hình bất ổn là rủi ro chính trong ngắn hạn", Tiến sĩ Dominic Brown, Giám đốc Nghiên cứu Thị trường toàn cầu tại C&W nhận định.
Trong bối cảnh thuế quan thay đổi và các cuộc chiến thương mại tiềm ẩn, các ngành sản xuất xuất khẩu sang Hoa Kỳ đang đối mặt với nguy cơ cao nhất. Tuy nhiên, sự đa dạng hóa chuỗi cung ứng hiện tại đang mang lại lợi ích cho các trung tâm công nghiệp ở Đông Nam Á và Ấn Độ, ngay cả khi căng thẳng thương mại vẫn tiếp diễn. Các nhà sản xuất sẽ tiếp tục xem xét lại thiết kế chuỗi cung ứng của họ và tìm kiếm thêm cơ hội để tối ưu hóa.
Trong khi đó, nhu cầu bất động sản thương mại đối với nhà đầu tư và doanh nghiệp vẫn ghi nhận sự ổn định. Các giao dịch thuê văn phòng tiếp tục diễn ra tại các thị trường chủ chốt như Ấn Độ, Indonesia và Philippines. Quý I/2025, diện tích văn phòng được hấp thụ mới trên toàn khu vực Châu Á Thái Bình Dương đạt khoảng 26 triệu feet vuông, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước (quý I/2024 đạt khoảng 22 triệu feet vuông).
Sức mạnh của đồng USD và hiệu suất đầu tư hấp dẫn đang thúc đẩy dòng vốn toàn cầu đổ vào thị trường bất động sản khu vực Châu Á Thái Bình Dương, đặc biệt là các tài sản ổn định như logistics, trung tâm dữ liệu và nhà ở.
Dòng vốn toàn cầu vào bất động sản thương mại khu vực Châu Á Thái Bình Dương đã tăng từ 15% lên gần 25% trong nhiệm kỳ đầu của chính quyền Trump, với khối lượng đầu tư tăng từ 25 tỷ USD lên 45 tỷ USD.
Sau một đợt giảm gần đây trong tổng đầu tư vào bất động sản thương mại, có những dấu hiệu ban đầu cho thấy xu hướng đang thay đổi. Đầu tư toàn cầu vào Châu Á Thái Bình Dương, dẫn đầu bởi các nhà đầu tư từ Hoa Kỳ (được hỗ trợ bởi đồng USD mạnh), đã tăng lên về mặt tuyệt đối trong bốn quý liên tiếp vừa qua, cũng như tỷ lệ đóng góp của họ vào tổng khối lượng đầu tư.
Dự báo kịch bản tăng trưởng GDP cơ sở trong năm 2025 và 2026 của các nước Châu Á Thái Bình Dương. Ảnh: C&W
Trong bối cảnh bất ổn, các nhà đầu tư có thể tìm kiếm các tài sản tạo thu nhập ổn định của bất động sản thương mại, bất chấp việc phải đối mặt với rủi ro cao hơn. Các thị trường và ngành mục tiêu có khả năng là những nơi ít chịu ảnh hưởng từ các cơn gió ngược kinh tế vĩ mô toàn cầu và có các đặc tính "xuyên chu kỳ".
"Bao gồm chung cư tại Nhật Bản, hậu cần và công nghiệp tại Úc, và các trung tâm dữ liệu tại Việt Nam, Thái Lan, Singapore. Các tài sản riêng lẻ cũng có thể mang lại cơ hội sinh lời. Mặc dù nguy cơ rủi ro tiếp đà tăng, nhưng nhìn lại các xu hướng diễn biến trong lịch sử cho thấy khi bức tranh kinh tế toàn cầu trở nên rõ ràng hơn, thị trường bất động sản cũng đã nhanh chóng phục hồi. Vì vậy, các doanh nghiệp và nhà đầu tư bất động sản khu vực Châu Á Thái Bình Dương cần điều chỉnh chiến lược linh hoạt và nhanh chóng tận dụng khoảng thời điểm phục hồi diễn ra", Tiến sĩ Brown nhấn mạnh.
Theo đại diện C&W, tính đến quý I/2025, hầu hết các thị trường công nghiệp trong khu vực vẫn có lợi thế thương lượng nghiêng về phía chủ nhà.
Thương mại với Hoa Kỳ là một thành phần quan trọng của tăng trưởng cho khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Tuy nhiên, có sự khác biệt đáng kể giữa các thị trường về mức độ đóng góp của quan hệ thương mại này vào tăng trưởng kinh tế.
Một số thị trường, như Việt Nam, có mức độ rủi ro cao và do đó bất kỳ sự chậm lại nào trong thương mại sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế địa phương.
Ngược lại, các thị trường khác có thể có mức độ thương mại cao với Mỹ, như Trung Quốc đại lục và Ấn Độ, nhưng chúng đóng góp một tỷ lệ nhỏ hơn vào tăng trưởng GDP của quốc gia. Điều này là do mạng lưới thương mại rộng hơn như tại Trung Quốc, hoặc thị trường tiêu dùng nội địa mạnh mẽ ở Ấn Độ.
Các mô hình thương mại và tiêu dùng này sẽ ảnh hưởng nhất định đến sự thay đổi trong nhu cầu về không gian công nghiệp. Điều quan trọng cần lưu ý là đối với một số thị trường, sự chậm lại trong thương mại với Hoa Kỳ có thể không gây ra tác động tiêu cực đáng kể đến nhu cầu bất động sản công nghiệp.
Ngoài ra, chuỗi cung ứng đã được tái thiết kế trong và sau nhiệm kỳ đầu của chính quyền Trump. Tuy một phần để đáp ứng các mức thuế liên tục áp đặt lên sản phẩm từ Trung Quốc đại lục, sự thay đổi này cũng phản ánh các động lực khác.
Việc Trung Quốc đại lục dịch chuyển sang sản xuất hàng hóa giá trị cao hơn, cùng với chi phí lao động và giá bất động sản thấp hơn ở Ấn Độ và Đông Nam Á, đã thúc đẩy sự mở rộng nhanh chóng công nghiệp tại các địa điểm này. Các mức thuế toàn diện, như mức 10% của hiện tại sẽ ít làm thay đổi sự hấp dẫn của các thị trường này.
"Tuy nhiên, nếu mức thuế thay đổi tùy theo thị trường hoặc sản phẩm, các nhà sản xuất có thể phải đánh giá lại chuỗi cung ứng và tìm cách tối ưu hóa. Trong ngắn hạn, việc "rời bỏ" là khó xảy ra. Thay vào đó, môi trường biến động hiện tại có thể gây ra sự trì hoãn trong việc ra quyết định và làm giảm nhu cầu tổng thể về không gian bất động sản", đại diện C&W khẳng định.
-
Ông Trump đề xuất cắt giảm 163 tỷ USD ngân sách Hoa Kỳ, cắt giảm chi tiêu trong nước
Hôm thứ Sáu, chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã đề xuất cắt giảm 163 tỷ USD cho ngân sách liên bang, chủ yếu cắt giảm mạnh chi tiêu cho giáo dục, nhà ở và nghiên cứu y tế vào năm tới, nhưng tăng chi tiêu cho quốc phòng và an ninh biên giới.
-
Ông Trump chào mời các khoản đầu tư vào Hoa Kỳ từ Nvidia, J&J, Hyundai, Toyota
Các giám đốc điều hành từ Nvidia, Johnson & Johnson, Toyota Motor, Eli Lilly và SoftBank Group nằm trong số hơn hai chục nhà lãnh đạo doanh nghiệp cấp cao dự kiến sẽ đến thăm Nhà Trắng vào thứ Tư như một phần của sự kiện thu hút các khoản đầu tư vào Hoa Kỳ, theo Reuters.
-
Ông Trump cảnh báo Mỹ sẽ mất người giàu nếu tăng thuế triệu phú
Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây lên tiếng phản đối đề xuất tăng thuế đối với người giàu, cho rằng động thái này có thể gây “gián đoạn nghiêm trọng” và khiến nhiều triệu phú rời bỏ nước Mỹ.








-
Tập đoàn Trung Quốc muốn phát triển khu công nghiệp quốc tế tại Hải Phòng
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Hoàng Minh Cường đã có buổi tiếp và làm việc với Tập đoàn Zhenxing (Trung Quốc) nhằm thúc đẩy xây dựng các khu hợp tác thương mại và công nghiệp quốc tế giữa thành phố cảng và thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ...
-
Lập Tổ công tác kiểm tra việc lựa chọn nhà thầu xây dựng cao tốc TPHCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành (đoạn qua tỉnh Bình Phước)
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 4755/VPCP-CN ngày 29/5/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về việc lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng Gói thầu xây dựng đường cao tốc thuộc Dự án đường bộ cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh ...
-
Chính phủ bỏ đề xuất "công chức ở xa chỗ làm 30km được mua nhà ở xã hội"
Chính phủ chỉnh lý dự thảo Nghị quyết thí điểm nhà ở xã hội theo hướng căn cứ điều kiện thực tế của địa phương, UBND cấp tỉnh quy định cụ thể điều kiện về nhà ở để được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội đối với trường hợp có nhà ở thuộc sở hữu ...