CafeLand - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Thông tư 08/2020, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 22/2019 có hiệu lực từ ngày 1/1/2020.

Nội dung sửa đổi cụ thể là lộ trình áp dụng tỷ lệ “tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn” được lùi lại một năm, tạo điều kiện hỗ trợ khách hàng vay vốn vượt khó trong dịch Covid-19.

Theo đó, NHNN cũng cho phép duy trì tỷ lệ 40% (có hiệu lực từ đầu năm 2020) đến hết ngày 30/9/2021, sau đó mới giảm về mức 37% và hạ dần. Trước đó quy định, các ngân hàng phải áp dụng tỷ lệ 37% từ ngày 1/10/2020/

Từ ngày 1/10/2022 đến ngày 30/9/2023 giảm về 34%. Kể từ ngày 1/10/2023 trở đi, tỷ lệ tối đa cần tuân thủ là 30%.

Ngân hàng Nhà nước cho biết, để giảm chi phí vốn và triển khai lãi suất ưu đãi cho khách hàng, các ngân hàng cần tiếp tục duy trì tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn trong cơ cấu huy động vốn.

Do vậy, việc giảm tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn từ mức 40% về 37% kể từ ngày 01/10/2020 có thể dẫn đến phương án cơ cấu nguồn vốn của các ngân hàng gặp khó khăn.

Do đó, để đảm bảo thực hiện các chính sách ưu đãi lãi suất, duy trì dư nợ trung dài hạn ổn định cho khách hàng, Ngân hàng Nhà nước cho rằng có thể xem xét lùi lộ trình áp dụng tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn theo 02 phương án.

Phương án 1 là giãn 6 tháng, phương án 2 là giãn 1 năm. Như vậy, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định chọn phương án 2 của dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2019/TT-NHNN lấy ý kiến trước đó.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1/10.

Diệu Trang
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.