Trên thực tế, nhóm các ngân hàng lớn như VietinBank, Vietcombank, BIDV, Agribank đều đang sở hữu các TCTD khác. Đơn cử như Vietcombank đang có tỉ lệ vốn góp tại Eximbank là 8,19%; tại Saigonbank là 4,3%; tại Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank) là 9,59%; tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) là 5,07% và 10,91% vốn tại Công ty Tài chính Cổ phần Ximăng (CFC). Như vậy, theo đúng quy định, Vietcombank phải lựa chọn chỉ giữ lại 2 TCTD và phải thoái vốn về dưới 5%. Tuy nhiên, tất cả chỉ đang nằm ở phương án nghiên cứu và chờ được duyệt.
Có thể thấy, với trường hợp của Saigonbank, ngân hàng này có đến 2 cổ đông lớn là VietinBank và Vietcombank. Mới đây nhất, VietinBank đã có công văn gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (Hose) thông báo về việc thoái vốn cổ phần đầu tư tại Saigonbank thông qua đấu giá. Theo đó, VietinBank sẽ chào bán đấu giá 16,875 triệu cổ phần, tương ứng 5,48% vốn điều lệ Saigonbank để giảm tỉ lệ sở hữu từ 10,39% xuống 4,91% (15,122 triệu cổ phần). Theo VietinBank, quyết định thoái vốn là để đảm bảo tuân thủ quy định tại Thông tư 36.
Đánh giá về tình trạng sở hữu chéo, một số chuyên gia cho rằng, cần phải nhìn nhận sở hữu chéo dưới hai góc cạnh khác nhau. Ở mặt tích cực sở hữu chéo có thể góp phần cải thiện năng lực về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm, thúc đẩy quản trị kinh doanh tốt hơn, mở rộng quy mô thị trường. Tuy nhiên, nếu chỉ để phục vụ lợi ích nhóm hay để xử lý những điểm “mù” trong hoạt động kinh doanh thì điều đó sẽ mang lại những hệ luỵ ảnh hưởng đến nền kinh tế. Bởi vì Thông tư của NHNN yêu cầu giảm tỉ lệ sở hữu của NHTM xuống 5% là điều hợp lý để quyền lực được dàn trải ra. Vì trong hoạt động ngân hàng, một cổ đông có lượng cổ phiếu khoảng 5% đã là rất lớn và với tỉ lệ này thì chỉ cần khoảng 10 cổ đông hợp tác với nhau là có thể có tỉ lệ khống chế cả ngân hàng.
Các chuyên gia cho rằng, để thực hiện được việc xử lý sở hữu chéo, các cổ đông phải ý thức được tinh thần của quyết định và phải tuyệt đối tuân thủ. Bởi sẽ có những chiêu lách luật như bên ngoài thì tuân thủ sở hữu dưới 5% nhưng bên trong lại để cho các công ty con, công ty liên kết nắm giữ vài phần trăm thì tỉ lệ vẫn nhiều hơn con số 5% như quy định.
Theo ý kiến một lãnh đạo NHNN, trong giai đoạn 2011-2015, sở hữu chéo, đầu tư chéo trong hệ thống tổ chức tín dụng đã được xử lý một bước quan trọng. Sở hữu của các ngân hàng thương mại cổ phần đã minh bạch và đại chúng hơn, tình trạng cổ đông và nhóm cổ đông lớn thao túng, chi phối ngân hàng đã được xử lý và kiểm soát về cơ bản, các nhóm lợi ích giảm dần.
Trong thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp kiểm soát và xử lý vấn đề sở hữu chéo, cổ đông sở hữu vượt giới hạn quy định, vi phạm pháp luật về sở hữu vốn của các tổ chức tín dụng, đẩy mạnh thoái vốn đầu tư của các tổ chức tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro, kém hiệu quả. Phối hợp với các bộ, ngành triển khai việc thoái vốn của doanh nghiệp nhà nước tại các ngân hàng thương mại, công ty tài chính theo quy định của
Chính phủ.
-
Vướng mắc giữa ngân hàng và doanh nghiệp bất động sản bao giờ mới giải toả?
Lãi suất, tiếp cận tín dụng, thủ tục pháp lý... là những vướng mắc vẫn chưa được giải tỏa giữa doanh nghiệp bất động sản và ngân hàng.
-
Doanh nghiệp bất động sản kêu lãi suất cao, ngân hàng nói gì?
Theo ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng Giám đốc Vietcombank, lãi vay phụ thuộc vào năng lực tài chính mỗi ngân hàng. Tinh thần chung các ngân hàng đều giảm lãi suất cho vay, song việc giảm đến đâu còn phụ thuộc vào cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng, nếu cơ cấ...
-
Tín dụng bất động sản toàn cầu suy giảm nhưng vẫn có điểm sáng
Mặc dù lạm phát đã giảm nhưng lãi suất dự kiến trong khoảng thời gian còn lại của năm 2023 vẫn ở mức cao, kéo theo lượng vốn đổ vào thị trường bất động sản sẽ tiếp tục bị hạn chế.