29/05/2021 9:49 AM
CafeLand - Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2021 tăng 0,16% so với tháng trước. Tính bình quân 5 tháng đầu năm 2021, CPI đã tăng 1,29% so với bình quân cùng kỳ năm 2020.

Cơ quan thống kê cho biết, giá xăng dầu tăng theo giá thế giới; giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng do giá nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào tăng; giá điện, nước sinh hoạt tăng theo nhu cầu tiêu dùng là những nguyên nhân chính làm CPI tháng 5/2021 tăng so với tháng trước.

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính tháng 5, có 8 nhóm tăng giá so với tháng trước và 3 nhóm giảm giá.

Trong 8 nhóm hàng tăng giá, nhóm giao thông có mức tăng so với tháng trước cao nhất với 0,76% do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá xăng, dầu vào ngày 27/4/2021 và 12/5/2021.

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,4% so với tháng trước do giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 2,93% theo giá nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào; bên cạnh đó chỉ số giá điện, nước sinh hoạt lần lượt tăng 2,54% và 1,27% do nhu cầu tiêu dùng tăng.

Các nhóm khác như: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống; thiết bị và đồ dùng gia đình; đồ uống và thuốc cũng tăng so với tháng trước.

Trong 3 nhóm hàng giảm giá, nhóm văn hóa, giải trí và du lịch chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 có mức giảm so với tháng trước nhiều nhất với 0,23% do du lịch trọn gói giảm 0,7%.

Nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0,15% chủ yếu do các doanh nghiệp đẩy mạnh chương trình khuyến mại giảm giá đối với các sản phẩm điện thoại mẫu mã cũ. Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép giảm 0,01% so với tháng trước.

Lạm phát cơ bản tháng 5/2021 tăng 0,15% so với tháng trước, tăng 1,13% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 5 tháng đầu năm 2021 lạm phát cơ bản tăng 0,82% so với cùng kỳ năm 2020, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 1,29%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực, giá xăng, dầu và giá gas tăng.

Mức lạm phát cơ bản tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm trước đều là mức thấp nhất trong 5 năm trở lại đây.

  • Giá lương thực, thực phẩm giảm kéo giảm CPI tháng 4

    Giá lương thực, thực phẩm giảm kéo giảm CPI tháng 4

    CafeLand - Việc giá lương thực, thực phẩm giảm do nguồn cung dồi dào đã đưa chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2021 giảm 0,04% so với tháng trước. CPI bình quân 4 tháng đầu năm 2021 tăng 0,89%, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016.

Diệu Trang
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • CPI tháng 4 tăng 0,07%

    CPI tháng 4 tăng 0,07%

    Giá xăng dầu tăng theo giá nhiên liệu thế giới là nguyên nhân chính làm CPI tháng 4/2024 tăng 0,07% so với tháng trước.

  • Giá xăng, giá gạo, giá thuê nhà đẩy CPI tháng 8 tăng 0,88%

    Giá xăng, giá gạo, giá thuê nhà đẩy CPI tháng 8 tăng 0,88%

    Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2023 tăng 0,88% so với tháng trước.

  • CPI tháng 7/2023 tăng 0,45% 

    CPI tháng 7/2023 tăng 0,45% 

    Giá lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt tăng là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2023 tăng 0,45% so với tháng trước, tăng 1,13% so với tháng 12/2022 và tăng 2,06% so với cùng kỳ năm trước, theo Tổng cục Thống kê....

Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.