Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2023 tăng 0,88% so với tháng trước.

Giá xăng dầu, giá gạo trong nước tăng theo giá thế giới, giá nhà ở thuê tăng theo nhu cầu là những nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2023 tăng so với tháng trước.

So với tháng 12/2022, CPI tháng 8 tăng 2,02% và so với cùng kỳ năm trước tăng 2,96%. Bình quân 8 tháng năm 2023, CPI tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 4,57%.

Trong mức tăng 0,88% của CPI tháng 8/2023 so với tháng trước, có 10 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, 01 nhóm hàng có chỉ số giá giảm.

10 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng gồm:

Nhóm giao thông tăng cao nhất với 3,85% chủ yếu do giá xăng, giá dầu tăng; Nhóm giáo dục tăng 0,96% chủ yếu do năm học 2023-2024 học sinh khối lớp 4, 8, 11 bắt đầu học chương trình sách giáo khoa mới;

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,85% do giá nhà ở thuê tăng 0,8%. Ở chiều ngược lại, giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở giảm 0,15% do giá thép giảm; giá điện sinh hoạt giảm 0,89% do nhu cầu tiêu dùng giảm khi vào mùa mưa, thời tiết mát.

Một số nhóm khác cũng có chỉ số tăng như: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,78%; Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,28%; Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,22%; Nhóm may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,19%; Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,10%;…

Riêng nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,17% do giá điện thoại di động và cố định giảm.

Lạm phát cơ bản tháng 8/2023 tăng 0,32% so với tháng trước, tăng 4,02% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 8 tháng năm 2023, lạm phát cơ bản tăng 4,57% so với cùng kỳ năm 2022, cao hơn mức tăng CPI bình quân chung (tăng 3,1%).

Nguyên nhân chủ yếu do bình quân giá xăng, dầu trong nước 8 tháng năm 2023 giảm 17,56% so với cùng kỳ năm trước, giá gas giảm 11,3% là yếu tố kiềm chế tốc độ tăng của CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.

  • CPI tháng 7/2023 tăng 0,45% 

    CPI tháng 7/2023 tăng 0,45% 

    Giá lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt tăng là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2023 tăng 0,45% so với tháng trước, tăng 1,13% so với tháng 12/2022 và tăng 2,06% so với cùng kỳ năm trước, theo Tổng cục Thống kê.

Diệu Trang
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • CPI tháng 7/2023 tăng 0,45% 

    CPI tháng 7/2023 tăng 0,45% 

    Giá lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt tăng là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2023 tăng 0,45% so với tháng trước, tăng 1,13% so với tháng 12/2022 và tăng 2,06% so với cùng kỳ năm trước, theo Tổng cục Thống kê....

  • Sắt thép, cát tăng giá là "thủ phạm" đẩy chỉ số giá nhà ở và vật liệu xây dựng tăng cao?

    Sắt thép, cát tăng giá là "thủ phạm" đẩy chỉ số giá nhà ở và vật liệu xây dựng tăng cao?

    Việc giá thuê nhà tăng trở lại cũng như giá sắt thép, cát xây dựng leo thang đã khiến chỉ số giá vật liệu xây dựng tháng 2/2023 tăng 7,88% so với cùng kỳ năm trước.

  • Giá nhà thuê đẩy CPI tháng 2/2023 tăng 0,45%

    Giá nhà thuê đẩy CPI tháng 2/2023 tăng 0,45%

    Theo Tổng cục Thống kê, giá xăng dầu, giá gas tăng theo giá nhiên liệu thế giới cùng giá nhà ở thuê tăng do nhu cầu tăng cao sau dịp nghỉ Tết là nguyên nhân chính đẩy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2023 tăng 0,45% so với tháng trước, tăng 0,97% s...

 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.