06/05/2025 5:25 PM
Từ đầu năm 2025, giá nhiều loại vật liệu xây dựng tại Thanh Hóa có biến động tăng vọt, tập trung chủ yếu 3 nhóm vật liệu xây dựng là đất san lấp, đá và cát, đặc biệt giá cát đã tăng khoảng 30% so với thời điểm cuối năm 2024.

Ngày 5/5, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị đánh giá toàn diện về hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn nhấn mạnh, những bất cập trong hoạt động khoáng sản trên bàn tỉnh đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, và tình hình cung cấp vật liệu cho các dự án trên địa bàn tỉnh; một số nhà đầu tư băn khoăn và lo ngại giá vật liệu tăng quá cao, làm tăng giá thành, chi phí đầu tư xây dựng dự án.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, hội nghị sẽ là cơ hội để rà soát lại thực trạng hoạt động khoáng sản, phân tích, làm rõ những mặt tích cực, đạt được trong công tác quy hoạch, quản lý cấp phép, quản lý hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản.

Giá vật liệu xây dựng ở Thanh Hóa leo thang- Ảnh 1.

Hội nghị đánh giá toàn diện về hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa cho biết, trên địa bàn tỉnh hiện có 616 mỏ khoáng sản được quy hoạch, trong đó có 557 mỏ khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh và 59 mỏ khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.

Đến nay, toàn tỉnh đã có 344 mỏ được cấp phép khai thác, trong đó có 17 mỏ được Bộ Tài nguyên và Môi trường (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cấp phép và 327 mỏ được UBND tỉnh cấp phép. Trữ lượng khoáng sản còn lại của các mỏ khoảng 43,6 triệu m3 đất san lấp; 3,6 triệu m3 cát và 163,6 triệu m3 đá.

Thời gian qua, hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cơ bản đáp ứng được nguồn vật liệu xây dựng phục vụ thi công các công trình, dự án trên địa bàn tỉnh như: dự án mở rộng quốc lộ 1A, dự án tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam, phía Đông qua địa bàn tỉnh; các dự án hạ tầng trong Khu kinh tế Nghi Sơn và các dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp…

Tuy nhiên, từ đầu năm 2025 đến nay, giá nhiều loại vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có biến động tăng vọt, tập trung chủ yếu 3 nhóm vật liệu xây dựng là đất san lấp, đá và cát, đặc biệt giá cát đã tăng khoảng 30% so với thời điểm cuối năm 2024.

Tại hội nghị, các nhà thầu xây dựng, doanh nghiệp khoáng sản đã nêu ra các ý kiến, kiến nghị của mình để hạ nhiệt giá vật liệu xây dựng.

Đại diện các doanh nghiệp kiến nghị cần cập nhật bảng giá vật liệu xây dựng kịp thời, sát với diễn biến thực tế của thị trường, đặc biệt tại những khu vực có biến động cao. Đồng thời các sở, ngành liên quan cần thiết lập cơ chế phối hợp liên thông trong xử lý thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, đặc biệt đối với các lĩnh vực như đầu tư, xây dựng, đất đai, khoáng sản.

Các doanh nghiệp cũng đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa cần cân đối trữ lượng các mỏ phải cung cấp, tránh tình trạng thiếu hụt vật liệu xây dựng cung cấp cho các dự án, dẫn đến việc các nhà thầu phải đi mua vật liệu trôi nổi từ các mỏ tự phát, không được cấp phép với giá thành cao, sản phẩm không chuẩn chất lượng, gây xáo trộn và thiệt hại cho doanh nghiệp...

Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa cho biết, để bảo đảm nguồn cung vật liệu xây dựng ổn định, liên tục, đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng cho các công trình, dự án trên địa bàn tỉnh, các doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản tiếp tục thực hiện nghiêm việc khai thác khoáng sản theo đúng giấy phép được cấp; chấp hành đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường, an toàn lao động và các quy định của pháp luật có liên quan.

“Thực hiện nghiêm việc kê khai giá và bán theo đúng giá niêm yết, không được đầu cơ, tự ý nâng giá, găm hàng, ép giá. Đồng thời, thực hiện nghiêm túc hợp đồng với các doanh nghiệp, nhà thầu sử dụng khoáng sản, cung cấp đủ khối lượng vật liệu theo hợp đồng, đáp ứng kịp thời tiến độ phục vụ thi công dự án, nhất là các dự án lớn, trọng điểm của tỉnh”, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa nhấn mạnh.

Thiên An
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Thanh Hoá sắp đầu tư khu công nghiệp hơn 2.900 tỷ đồng

    Thanh Hoá sắp đầu tư khu công nghiệp hơn 2.900 tỷ đồng

    Thanh Hóa vừa chính thức chấp thuận đầu tư Khu công nghiệp Thăng Long Thanh Hóa (giai đoạn 1). Dự án có quy mô lên tới 167ha, tổng mức đầu tư hơn 2.917 tỷ đồng, trải dài trên địa bàn TP Thanh Hóa và huyện Triệu Sơn....

  • Thanh Hóa sắp đấu giá khu đất phía Đông trung tâm hành chính TP. Sầm Sơn

    Thanh Hóa sắp đấu giá khu đất phía Đông trung tâm hành chính TP. Sầm Sơn

    UBND TP. Sầm Sơn (Thanh Hóa) sắp tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất khu dân cư phía Đông trung tâm hành chính thành phố – một khu đất được đánh giá có vị trí đắc địa, tiềm năng sinh lời cao và quy hoạch đồng bộ hiện đại....

  • Thanh Hóa xuất hiện “siêu phường” gần 200.000 dân

    Thanh Hóa xuất hiện “siêu phường” gần 200.000 dân

    Sau đợt sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã năm 2025, Thanh Hóa không chỉ tái cấu trúc mạnh mẽ bộ máy địa phương mà còn ghi nhận sự ra đời của “siêu phường” Hạc Thành – nơi tập trung gần 200.000 dân, trở thành phường đông dân nhất tỉnh và vượt xa nhiều ...

Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.