Thị trường thép và quặng sắt Trung Quốc đang giao dịch thận trọng, với rất ít biến động trong bối cảnh nước này phong tỏa nhiều thành phố lớn để chống dịch COVID-19 và nguồn cung thiếu hụt từ Nga và Ukraine.
Cụ thể, sản lượng thép thô của Trung Quốc đã giảm 10% xuống còn 158 triệu tấn từ 173 triệu tấn trong 2 tháng đầu năm 2022.
Bên cạnh đó, tình hình xuất khẩu các sản phẩm thép của Trung Quốc cũng sụt giảm trong 2 tháng đầu năm, đạt 8,23 triệu tấn, giảm 18,8% so với cùng kỳ năm 2021, theo dữ liệu hải quan nước này.
Việc hạn chế sản xuất để giảm ô nhiễm trước Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh là một phần nguyên nhân khiến sản lượng thép của Trung Quốc giảm. Mặc khác, giá quặng sắt và than cốc tăng cũng sẽ hạn chế nỗ lực của các nhà máy để hoạt động ở công suất cao.
Cùng với đó, tình hình dịch bệnh đang gia tăng tại Trung Quốc, làm dấy lên lo ngại sức tiêu thụ có thể bị kéo xuống trong những ngày sắp tới. Điều này đang ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu và giá thép trong nước.
Ngoài ra, việc vận chuyển đến các cảng gặp khó khăn và các nhà đầu tư, thương nhân nhìn chung thận trọng hơn trong các giao dịch liên quan đến thép. Cộng với tình trạng các cảng cũng đang bị tắc nghẽn do bị đóng cửa ngăn chặn hoặc trì hoãn các tàu cập cảng. Do đó, chuỗi cung ứng của quốc gia này đang dần dừng lại.
Giá thép tại Trung Quốc đang chững lại, mặc dù chi phí nguyên liệu đầu vào tăng.
Hiện nay, các doanh nghiệp thép ở Trung Quốc đang tìm cách tăng sản lượng xuất khẩu của họ để bù đắp khoản lỗ trong các lô hàng nội địa. Tuy nhiên, chi phí vận chuyển cao và sự chậm trễ trong việc vận chuyển nguyên liệu có thể là yếu tố cản trở tình hình xuất khẩu của Trung Quốc bất chấp chênh lệch giá thép ngày càng tăng.
Fitch Ratings cho biết, chi phí quặng sắt và than có thể sẽ vẫn ở mức cao vào năm 2022 do căng thẳng địa chính trị và các biện pháp do nhà nước bắt buộc để giảm lượng khí thải carbon. Song song đó, cơ quan này cũng kỳ vọng rằng, nhu cầu thép có thể sẽ phục hồi “khá mạnh” trong quý II khi các lệnh phong tỏa của Trung Quốc được dỡ bỏ.
Mặc dù giá thép ở Trung Quốc có diễn biến theo chiều hướng giảm do nhu cầu về thị trường, tác động từ giá thành nguyên liệu sản xuất, ở thị trường Việt Nam, giá thép hôm nay vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao. Giá thép thế giới, giá quặng sắt phi mã là một yếu tố thúc đẩy giá thép tại Việt Nam trong năm 2022.
Được biết, trong 2 tháng đầu năm 2022, Trung Quốc là thị trường cung cấp sắt thép lớn nhất của Việt Nam với sản lượng nhập khẩu đạt hơn 638.000 tấn, kim ngạch đạt 650 triệu USD. Tính trong cả năm 2021 chiếm 40,3% tổng lượng và 38% tổng kim ngạch với lũy kế lên tới 5 triệu tấn, đạt 4,38 tỷ USD.
-
Giá thép châu Âu tăng cao do nguồn cung bị cắt giảm
Trong khoảng 1 tháng trở lại đây, giá thép Châu Âu liên tục tăng cao bởi hoạt động giao hàng bị gián đoạn, các lệnh trừng phạt từ Mỹ và cùng với đó là giá năng lượng tăng vọt.
-
Sau tuyên bố “NHƯỜNG SÂN” của ông chủ Hòa Phát, thị phần ngành thép 2024 đang được phân chia ra sao?
Mặc dù đang dẫn đầu thị phần thép xây dựng và ống thép nhưng Chủ tịch Trần Đình Long cho biết thời gian tới, Hòa Phát sẽ tập trung phát triển các loại thép chất lượng cao, nhường sân chơi cho những doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng cơ bản....
-
Là đầu vào quan trọng của nền kinh tế, chiếm 15-20% chi phí xây dựng, giá mặt hàng này sẽ tiếp tục tăng trong năm 2025
Trong năm 2025, MBS kỳ vọng giá thép xây dựng có thể tăng 7% lên 590 USD/tấn.
-
Triển vọng của ngành thép trong năm 2025: Chờ đợi cú hích từ đầu tư công
Năm 2025 được dự đoán là giai đoạn đầy triển vọng cho ngành thép nội địa Việt Nam. Với sự phục hồi kinh tế, nhu cầu đầu tư hạ tầng gia tăng và các chính sách hỗ trợ từ chính phủ, ngành thép đang đứng trước cơ hội bứt phá mạnh mẽ....