Được biết, sản lượng thép thô trên toàn thế giới trong tháng 2 đã giảm 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt 142,7 triệu tấn, trong đó sản lượng của Trung Quốc giảm 10% xuống 75 triệu tấn, theo dữ liệu của Hiệp hội Thép Thế giới.
Bên cạnh dầu mỏ, thép cũng đang là mặt hàng tăng giá mạnh ở nhiều nước, đặc biệt là ở Châu Âu. Cụ thể, giá thép cuộn cán nóng (HRC) trên thị trường Châu Âu đã tăng gần 40% trong tháng 3. Cùng xu hướng đó, giá thép ở Bắc Mỹ và Trung Quốc cũng tăng, nhưng với tốc độ chậm hơn, khoảng 7-8%.
Giá thép tại thị trường châu Âu tăng cao do nguồn cung bị đứt gãy
Giá thép thanh cũng chạm mốc kỷ lục gần 1.200 EURO/tấn. So với thời điểm trước đại dịch Covid-19, giá của hai loại thép này tăng tới 150 - 250%.
Căng thẳng giữa Nga và Ukraine được cho nguyên nhân của đà tăng nóng này. Giá thép tại Châu Âu đã tăng lên mức cao kỷ lục sau khi Brussels chuẩn bị cấm nhập khẩu thép từ Nga, đe dọa làm cho nguồn cung càng trở nên khan hiếm, buộc các thương nhân phải tăng giá bán do phải đối phó với việc mất đi nguồn thép xuất khẩu từ Ukraine.
Ngoài ra, chi phí năng lượng tăng vọt trong thời gian qua đã làm gián đoạn hoạt động của một số nhà máy của lục địa này, làm hạn chế nguồn cung.
Giá thép cuộn cán nóng ở châu Âu đã tăng gần 40% trong tháng 3
Được biết, Nga và Ukraine là những nhà xuất khẩu thép hàng đầu thế giới, có thị phần vượt trội, nhất ở ở các thị trường Châu. Theo đó, Nga là nhà sản xuất thép lớn thứ 5 thế giới, trong khi Ukraine đứng ở vị trí thứ 14, cả hai kết hợp lại chiếm tổng cộng 1/5 tổng sản lượng thép nhập khẩu vào Châu Âu.
Nguồn cung thép cho châu Âu bị thiếu hụt vì giá năng lượng tăng và gián đoạn nguồn cung thép từ Nga và Ukraine là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt gia tăng xuất khẩu thép vào thị trường này. Bên cạnh đó, do chênh lệch giá HRC giữa châu Âu và Việt Nam ngày càng tăng, lượng đơn đặt hàng thép xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực châu Âu đã cải thiện mạnh mẽ kể từ tháng 01/2022.
Theo đó, thép Nam Kim đã nhận đủ đơn hàng xuất khẩu đến hết tháng 05/2022. Tương tự. Hòa Phát cũng cho biết đã nhận đơn hàng xuất khẩu thép xây dựng đến tháng 5 với tổng khối lượng 720.000 tấn.
Tại Việt Nam, từ đầu đến giữa tháng 3, đã có 4 đợt tăng giá diễn ra và tính từ đầu năm đến nay đã có 7 đợt tăng giá.
-
Giá thép xây dựng hôm nay 26/3: Đà tăng chưa dứt
Trong ngày làm việc cuối tuần 26/3, ghi nhận các thương hiệu thép trong nước tiếp tục duy trì giá bán bình ổn ở mức cao với đà tăng chưa dứt.








-
Hãng thép đầu tiên điều chỉnh tăng giá bán sau khi thép mạ Trung Quốc, Hàn Quốc bị áp thuế
Giá thép nội địa bắt đầu tăng trở lại, ngay sau khi Việt Nam tuyên bố áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với sản phẩm thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Hoa Sen là doanh nghiệp tiên phong điều chỉnh giá bán....
-
Vụ sập tòa nhà 30 tầng ở Thái Lan: Phát hiện thép xây dựng không đạt chuẩn, sản xuất tại 1 nhà máy đã bị yêu cầu đóng cửa
Thái Lan cho biết một số mẫu thép trong tòa nhà bị sập ở Bangkok là loại không đạt tiêu chuẩn, được sản xuất từ một nhà máy đã bị yêu cầu đóng cửa từ tháng 12/2024.
-
Chuyện Gì Đang Xảy Ra? Các nhà máy thép Trung Quốc đột ngột cắt giảm sản lượng
Một số nhà máy thép lớn tại Trung Quốc đã bắt đầu cắt giảm sản lượng, đánh dấu bước đi đầu tiên trong nỗ lực giảm dư cung trên thị trường.