Mới đây, nhiều doanh nghiệp thông báo tiếp tục hạ giá sản phẩm từ ngày 15/8. Theo đó, thép Việt Đức, Hòa Phát, Việt Ý, Pomina... đồng loạt giảm giá trên toàn quốc đối với sản phẩm thép cuộn xây dựng và thép cây ở mức trung bình 300.000-400.000 đồng/tấn (chưa bao gồm thuế VAT).
Thép xây dựng Hòa Phát thông báo giảm giá lần thứ 14 liên tiếp
Trong lần điều chỉnh này, thép miền Nam là thương hiệu có mức giảm mạnh nhất. Theo đó, doanh nghiệp này điều chỉnh giảm giá thép cuộn CB240 là 360.000 đồng/tấn xuống còn 15,12 triệu đồng/tấn; thép thanh vằn D10 CB300 giảm tới 510.000 đồng/tấn xuống còn 15,73 triệu đồng/tấn.
Thương hiệu thép Hòa Phát tại miền Bắc cũng điều chỉnh giảm 310.000 đồng/tấn đối với cả thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Sau điều chỉnh, giá hai loại này còn 14,57 triệu đồng/tấn và 15,43 triệu đồng/tấn.
Tương tự, tại miền Bắc, thương hiệu thép Việt Ý điều chỉnh giảm ở mức 340.000 đồng/tấn và 350.000 đồng/tấn với hai sản phẩm thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Mức giá của hai sản phẩm này hiện còn 14,44 triệu đồng/tấn và 15,15 triệu đồng/tấn.
Thép Việt Đức cũng điều chỉnh giảm giá với 2 mặt hàng trên lần lượt 310.000 đồng/tấn và 400.000 đồng/tấn xuống còn còn 14,44 triệu đồng/tấn và 15,1 triệu đồng/tấn.
Với thép Kyoei, giá thép mới nhất hôm nay đối với CB240 và D10 CB300 là 14,7 triệu đồng/tấn và 15,5 triệu đồng/tấn, sau giảm lần lượt 300.000 đồng/tấn và 290.000 đồng/tấn trong ngày 15/8.
Giá thép mới nhất ngày 17/8: Giảm thêm 510.000 đồng/tấn
Với đợt giảm mới nhất, các mặt hàng thép trong nước đã ghi nhận lần giảm giá thứ 14 liên tiếp kể từ ngày 11/5, tổng mức giảm khoảng 4-5 triệu đồng/tấn tùy từng thương hiệu và loại thép. Hiện, giá mặt hàng này đã về mức thấp hơn thời điểm đầu năm nay.
Mới đây, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết giá các nguyên liệu đầu vào trong sản xuất thép tiếp tục giảm mạnh sau thời gian tăng nóng do gián đoạn nguồn cung hồi đầu năm. Theo đó, giá nguyên vật liệu sản xuất thép như quặng sắt, thép phế, than cốc trong tháng 8 đã giảm 40-50% so với quý trước.
Việc giá bán thép thương phẩm giảm mạnh trong bối cảnh hầu hết doanh nghiệp thép vẫn đang "gánh" tồn kho rất cao ở nền giá cao. Cụ thể, lượng hàng tồn kho tại 6 doanh nghiệp thép niêm yết tính đến hết quý 2/2022 lên mức xấp xỉ 110.000 tỷ đồng, khiến các khoản trích lập dự phòng trở thành nỗi lo lớn cho nhà đầu tư.
Nhiều chuyên gia nhận định, giá thép xây dựng trong nước sẽ tiếp tục giảm đến hết quý III. Theo đó, doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất thép cũng lao dốc mạnh trong giai đoạn vừa qua.
-
Giá thép xây dựng biến động thế nào từ đầu năm đến nay?
Từ đầu năm 2022 đến nay, giá mặt hàng thép xây dựng đã trải qua 20 lần điều chỉnh giá bán, trong đó có 7 lần tăng và 13 lần giảm liên tiếp.








-
Thị trường kim loại đồng loạt tăng giá trước lo ngại thiếu hụt nguồn cung
Theo MXV, thị trường kim loại ghi nhận diễn biến tích cực khi có tới 8/10 mặt hàng trong nhóm này tăng giá trước lo ngại thiếu hụt nguồn cung trên thị trường.
-
Giá thép tại Mỹ hạ nhiệt, thị trường đang báo hiệu điều gì?
Từ đỉnh gần 1.000 USD/tấn, giá thép HRC tại Mỹ bất ngờ rơi xuống 952 USD/tấn chỉ trong hai tuần. Đợt giảm sâu này đang khiến thị trường đặt ra nhiều câu hỏi về xu hướng sắp tới của ngành thép toàn cầu....
-
Chuyện chưa từng có đang xảy ra ở quốc gia sản xuất thép lớn thứ 3 thế giới
Tại quốc gia này, giá thép đang giảm mạnh do cạnh tranh gay gắt giữa các nhà phân phối. Điều đáng ngạc nhiên là giá thép thậm chí còn rẻ hơn nước đóng chai nếu tính theo trọng lượng.