Trong một thị trường có lợi cho người bán, những rủi ro đã bắt đầu xuất hiện đối với những chủ nhà đang cố gắng đổi sang một ngôi nhà khác. Người bán có thể yêu cầu họ phải thanh toán hoàn toàn bằng tiền mặt hoặc phải cạnh tranh với nhiều người mua điên cuồng khác.
Giao dịch tiền mặt khiến người mua ở vào thế yếu, vì họ phải bán nhà trước và tìm nơi nào đó để mua sau, hoặc vay thế chấp để mua một bất động sản mới trước khi họ bán được bất động sản cũ.
Trong kịch bản đầu tiên, người mua sẽ không có nhà nếu họ không kịp thời tìm được một ngôi nhà mới. Họ sẽ phải dựa vào người thân hoặc tạm thời đi thuê trong lúc tìm kiếm. Khi giá cả thị trường không ngừng tăng, họ cũng có thể bị mất cơ hội mua một ngôi nhà hợp với túi tiền nếu không mua nhanh.
Mặt khác, nếu đi vay thế chấp, họ có thể phải trả một khoản vay cao hơn cho căn nhà mới, song song với khoản thế chấp cũ cho đến khi bán được nhà. Kịch bản này tạo ra một cuộc chạy đua với thời gian để bán ngôi nhà cũ, khiến họ dễ bị tác động bởi tình hình khách quan như dịch bệnh hoặc phải bán với giá rẻ hơn kỳ vọng.
Trong hầu hết các trường hợp, các ngân hàng không phải lúc nào cũng sẵn sàng để cung cấp tài chính thêm người mua thanh toán ngôi nhà mới bằng tiền mặt, khi vẫn đang có một khoản thế chấp nhà cũ.
Hamish Patel, một cố vấn thế chấp của MortgagesOnline, có trụ sở tại Auckland, nói rằng có một "nỗi ám ảnh" với các cuộc đấu giá, có khả năng khiến người mua bị lộ là đang trong thế bí và cần bán nhà gấp.
Ông nói: “Nỗi sợ hãi lớn nhất là bán được nhà mà sau đó không thể mua được nhà mới với giá phù hợp. Nếu họ không may mắn, bán sai giá hoặc mua không đủ nhanh, thì mức tăng giá của thị trường và các chi phí chuyển giao có thể khiến họ chỉ mua được một căn nhà tương đương với căn nhà vừa bán đi”.
Ngoài ra, người mua cũng cần cảnh giác với các nhà đầu tư vô đạo đức, đầu cơ mua nhà từ những người đang cần bán gấp và bán lại với giá cao hơn rất nhiều.
Những thách thức nói trên mà các chủ nhà phải đối mặt cho thấy thị trường không hoàn toàn có lợi cho người bán như tưởng tượng. Và việc của các chủ nhà là phải cân nhắc khôn ngoan cho động thái tiếp theo và mức độ rủi ro mà họ chuẩn bị đối mặt.
-
Cách giảm thiểu rủi ro khi mua nhà
CafeLand - Khi giao dịch bất động sản, khi đã hoàn thành khoảng 3/4 các quy trình thủ tục, người mua thường nghĩ rằng giao dịch sẽ thành công. Tuy nhiên, đó có thể lúc mà các vấn đề không mong muốn xuất hiện.
-
6 chiến lược đầu tư bất động sản kinh điển cho năm 2024
Bất động sản tiếp tục là một khoản đầu tư hữu ích trong năm 2024, có tiềm năng thu nhập thụ động và tăng giá lâu dài. Đây cũng là một cách thông minh để đa dạng hóa danh mục đầu tư bên cạnh cổ phiếu, trái phiếu và quỹ tương hỗ truyền thống....
-
4 dấu hiệu cho thấy bạn nên dừng giao dịch bất động sản
Trong quá trình giao dịch, nhiều nhà đầu tư bất động sản mới rất ngại việc phải dừng một thỏa thuận mua bán. Dù đã phát hiện ra vấn đề, nhưng phần lớn trong số họ vẫn quyết định tiếp tục giao dịch với tâm lý “được ăn cả, ngã về không”....
-
Căn hộ hàng hiệu hấp dẫn nhờ lợi suất và giá bán tăng
Lợi thế của các căn hộ hàng hiệu là giúp nhà đầu tư đạt mức lợi suất tốt hơn và giá trị chuyển nhượng cao hơn nhờ chất lượng và thương hiệu gắn liền với dự án.