Giá nhà ở xã hội tại Hà Nội đã xấp xỉ 20 triệu đồng/m2.
Gói tín dụng 120.000 tỉ đồng sẽ được thực hiện đến năm 2030, mức lãi suất cho vay trong năm nay sẽ là 8,2%/năm cho người mua nhà và 8,7%/năm cho các doanh nghiệp. Đây là thông tin mới nhất Ngân hàng Nhà nước vừa công bố.
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết cơ chế cho vay sẽ do các ngân hàng quyết định, nhưng lãi suất sẽ giảm 1,5% với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp đầu tư nhà ở công nhân, nhà ở xã hội và nhà xây lại chung cư cũ. Cùng với đó là giảm 2% với người mua với cơ chế thông thoáng.
Tuy nhiên, một số người thu nhập thấp đang có nhu cầu mua nhà ở xã hội, cho biết mức lãi suất này với họ vẫn còn quá cao, nhất là so với giá của một số dự án nhà ở xã hội vừa công bố.
Chị Lê Thị Hải (31 tuổi, trú tại Hà Đông, Hà Nội) cho biết, vợ chồng chị vừa kết hôn vào cuối năm ngoái và luôn mong sẽ có một căn nhà riêng để an cư lạc nghiệp tại Thủ đô. Thấy thông tin về gói tín dụng cho vay mua nhà ở xã hội, chị cũng rất háo hức.
Tuy nhiên, sau khi NHNN công bố mức lãi suất 8,2% cho người mua mấy ngày trước, chị đành tạm gác lại giấc mơ có nhà Hà Nội.
“Vừa rồi tôi còn được một người bạn giới thiệu suất mua nhà ở xã hội Trung Văn do người này không đủ điều kiện mua. Dự án này được các môi giới chào bán với giá chênh lên đến hàng trăm triệu đồng, tính ra mỗi mét vuông có giá gần 20 triệu đồng, căn nhỏ nhất có diện tích 69,9m2 cũng cần đến 1,39 tỉ đồng. Trong khi hai vợ chồng tôi chưa có khoản tích luỹ nào, thu nhập cũng chỉ hơn 15 triệu/tháng, muốn mua nhà hẵng còn xa vời lắm”, chị Hải chia sẻ.
Nhiều ý kiến cho rằng, mức giá gần 20 triệu đồng/m2 đối với dự án nhà ở xã hội là quá cao so với thu nhập của người dân. Và với mức lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội theo gói tín dụng 120.000 tỉ đồng là 8,2%, tính ra, để sở hữu một căn nhà hơn 70m2, người mua phải trả 1,5 tỉ đồng, số tiền phải vay dao động từ 800-1 tỉ đồng trong 20 năm với những ai có tích luỹ.
Tức là hàng năm họ phải trả cả gốc lẫn lãi cao nhất 120 - 150 triệu đồng cho năm đầu tiên, bình quân hơn 12 triệu đồng mỗi tháng. Với người thu nhập thấp, số tiền này không hề nhỏ.
Giới chuyên gia cho rằng, nếu muốn tạo điều kiện cho người thu nhập thấp mua nhà ở xã hội, lãi suất vay mua nhà nên giảm xuống còn 5-6%/năm.
Tuy nhiên, họ cũng cho rằng việc giá nhà nói chung, nhà ở xã hội nói riêng tăng cao là điều dễ hiểu khi giá nguyên vật liệu, nhân công, chí phí xây dựng… những năm gần đây đều tăng cao. Nhất là với các dự án có vị trí đắc địa.
Hơn nữa, bản thân người mua nhà cũng phải chấp nhận thực tế giá nhà ở sẽ ngày càng tăng. Do đó, cân đối bài toán tài chính, gói vay và lãi suất là hết sức cần thiết.
TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, lãi suất cho vay quá cao làm giảm khả năng mua nhà của người dân. Do đó, Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu tìm nguồn vốn trung, dài hạn để đưa ra gói tín dụng có lãi suất phù hợp (khoảng 6%/năm) và ổn định trong thời gian dài, thì người dân mới có thể tiếp cận được nhà ở. Còn lãi suất gói 120.000 tỉ đồng vẫn còn rất cao.
-
Ông lớn nhà ở xã hội đặt mục tiêu lãi gấp 7 lần bất chấp thị trường bất động sản khó khăn
Công ty cổ phần Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (mã chứng khoán HQC) vừa thông báo thông qua chương trình họp và tài liệu họp đại hội cổ đông thường niên 2023.
-
Xác nhận thu nhập cho lao động tự do muốn mua nhà ở xã hội thế nào?
Tôi là lao động tự do nên không có hợp đồng lao động. Khi tôi ra xã xác nhận điều kiện về thu nhập để đăng ký mua nhà ở xã hội thì xã không xác nhận với lý do, không có cơ sở để chứng minh thu nhập của tôi....
-
Nhà ở xã hội đã có Giấy chứng nhận nhưng chưa đủ 5 năm thì có được bán cho người khác?
Xin hỏi, mua nhà ở xã hội chưa đủ 5 năm, có Giấy chứng nhận thì có được bán cho người khác? Có phải nộp tiền sử dụng đất khi bán lại nhà ở xã hội sau thời hạn 5 năm?
-
Nhà ở xã hội có được dùng làm tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng?
Xin hỏi, đối tượng được mua NOXH thì có được dùng NOXH để thế chấp vay vốn ngân hàng?