Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục trải qua một tuần giao dịch nhiều biến động. Kết thúc tuần giao dịch, chỉ số MXV-Index tăng 0,65% so với đầu tuần trước, đóng cửa ở mức 2.279 điểm.
Tuần giao dịch vừa qua ghi nhận sự khởi sắc của hầu hết các mặt hàng kim loại, ngoại trừ quặng sắt. Chính sách thương mại khó đoán, kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sớm cắt giảm lãi suất và triển vọng nhu cầu khả quan trên thị trường đã tạo lực đẩy cho giá kim loại.
Tuần giao dịch vừa qua ghi nhận sự khởi sắc của hầu hết các mặt hàng kim loại, ngoại trừ quặng sắt
Cụ thể, giá bạc tăng mạnh 4,26%, đạt 32,55 USD/ounce, cao hơn 10% so với giá hồi đầu năm 2025. Bên cạnh đó, giá bạch kim cũng ghi nhận mức tăng tuần 3,05% lên mức 966,5 USD/ounce.
Giá kim loại quý khởi sắc khi Mỹ chính thức áp thuế nhập khẩu mới đối với các đối tác kinh tế lớn như Trung Quốc, Canada và Mexico, gây lo ngại về tác động tiêu cực đến thương mại toàn cầu. Ngoài ra, các tín hiệu kinh tế kém lạc quan từ Mỹ càng củng cố kỳ vọng Fed sẽ sớm nới lỏng chính sách tiền tệ, khiến đồng USD suy yếu và làm tăng sức hấp dẫn của các tài sản không mang lãi suất như vàng và bạc.
Báo cáo kinh tế Mỹ mới nhất cho thấy chỉ số quản lý thu mua (PMI) lĩnh vực sản xuất trong tháng 2/2025 không đạt kỳ vọng báo hiệu ngành công nghiệp Mỹ đang chững lại. Đồng thời, tỉ lệ thất nghiệp tăng lên 4,1%, cao hơn mức dự báo 4%, trong khi số việc làm mới trong lĩnh vực phi nông nghiệp chỉ đạt 151.000, thấp hơn so với dự đoán 159.000.
Trên thị trường kim loại cơ bản, giá đồng tiếp tục tăng mạnh với mức tăng 3,56% lên 10.383 USD/tấn. Động lực chính đến từ triển vọng nhu cầu khả quan khi thị trường dự báo mức thâm hụt 160.000 tấn vào năm tới.
Theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc, lượng tinh quặng đồng nhập khẩu trong hai tháng đầu năm 2025 đạt 4,71 triệu tấn, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung, đặc biệt khi Mỹ đang xem xét áp thuế đối với mặt hàng này, cũng góp phần hỗ trợ giá đồng.
Ngược lại, giá quặng sắt lại đi ngược xu hướng khi giảm 1,94% xuống 100,45 USD/tấn, chạm mức thấp nhất trong ba tuần. Áp lực giảm giá xuất phát từ chính sách cắt giảm sản lượng của Trung Quốc nhằm tái cơ cấu ngành thép.
Dữ liệu cho thấy trong 2 tháng đầu năm, nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc chỉ đạt 191,36 triệu tấn, giảm 8,4% so với cùng kỳ năm ngoái, phản ánh nhu cầu suy yếu.
Trước đó, kể từ ngày 4/3, toàn bộ hàng hóa Mexico và Canada vào Mỹ chịu mức thuế nhập khẩu mới. Theo đó, năng lượng từ Canada sẽ bị áp thuế 10%. Mặt hàng này từ Mexico chịu thuế 25%. Các sản phẩm khác từ 2 nước trên bị áp 25%.
Bên cạnh đó, toàn bộ hàng Trung Quốc chịu thêm 10%, nâng tổng mức thuế bổ sung lên 20%. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh áp thuế này ngày 3/3.
-
Hai ngày sau khi áp dụng thuế quan toàn diện đối với Canada và Mexico, hôm thứ Năm 6/3, Tổng thống Trump đột ngột tạm dừng nhiều khoản thuế đó, gây hoang mang cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp phụ thuộc vào hoạt động thương mại với các quốc gia này.
-
Thuế quan của ông Trump có ý nghĩa gì đối với tỷ giá hối đoái toàn cầu?
Khi các chủ doanh nghiệp đang gấp rút để tái chiến lược kinh doanh trong bối cảnh thuế quan của ông Trump, Phó kinh tế trưởng tại CIBC Capital Market Benjamin Tal giải thích lý do tại sao sự hỗn loạn này không thể kéo dài.
-
Mỹ siết thuế quan, thị trường kim loại nóng lên vì lo ngại nguồn cung gián đoạn
Theo MXV, lực mua mạnh diễn ra trên thị trường kim loại giữa bối cảnh Mỹ siết chặt hàng rào thuế quan, làm dấy lên lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung.








-
Giá vật liệu tăng cao bất thường, nhiều công trình giao thông trọng điểm gặp khó
Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, thời gian qua, giá một số loại vật liệu xây dựng trên thị trường như: Cát, sỏi, vật liệu san lấp, đắp nền đường,... liên tục tăng cao bất thường, là một trong những thách thức gây áp lực lớn lên chi phí xây dựng và tiến...
-
Loạt đề xuất chưa từng có từ Hòa Phát, Viglacera, Vicem: Ngành vật liệu xây dựng sắp có thay đổi lớn?
Ngành vật liệu xây dựng đang đứng trước ngưỡng thay đổi lớn khi hàng loạt doanh nghiệp đầu ngành như Hòa Phát, Viglacera, Vicem cùng lúc kiến nghị nhiều chính sách mang tính đột phá.
-
Tăng cường kiểm soát chặn đà tăng giá vật liệu xây dựng
Giá các loại vật liệu xây dựng tăng cao, gây áp lực lớn lên chi phí xây dựng. Bộ Xây dựng đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện để bình ổn giá và chấn chỉnh tình trạng này.