VNAMC thành lập được cấp phép và đi vào hoạt động ngày 7/3/2018. Doanh nghiệp đăng ký hai ngành nghề kinh doanh chính là mua bán nợ và dịch vụ môi giới, tư vấn mua bán nợ.
Cổ đông lớn của công ty là Trần Ngọc Bích và Trần Uyên Phương, mỗi người sở hữu tỷ lệ vốn góp 50%. Bà Bích đồng thời là Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc.
Hoạt động được 6 tháng tuy nhiên chưa thấy có nhiều thông tin về hoạt động của doanh nghiệp này. Tuy nhiên việc thành lập VNAMC của gia đình Tân Hiệp Phát được cho là gắn liền với tuyên bố tham gia vào thị trường bất động sản của ông Trần Quí Thanh hồi giữa năm.
Thực tế, đây cũng không phải là lần đầu gia đình Tân Hiệp Phát quan tâm tới lĩnh vực bất động sản nhờ nguồn lợi nhuận ngàn tỷ đồng mỗi năm thu về từ ngành kinh doanh nước giải khát. Theo thông tin từ một số vụ án kinh tế diễn ra gần đây cho thấy, tập đoàn Tân Hiệp Phát và cá nhân trong gia đình ông Thanh có liên quan đến nhiều bất động sản tại Vũng Tàu, Đà Nẵng và TP.HCM.
Kinh doanh mua bán nợ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Theo Nghị định 69 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ, doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mua bán nợ phải có mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu là 100 tỷ đồng; Người quản lý của doanh nghiệp phải có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, pháp luật, định giá tài sản hoặc mua bán nợ.
-
VAMC rao bán tài sản bị siết nợ của “Bông hồng vàng” Phú Yên
Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) vừa thông báo đấu giá tài sản của Công ty cổ phần Thuận Thảo Nam Sài Gòn (Chủ tịch HĐQT là “bông hồng vàng” Phú Yên – Võ Thị Thanh) tại Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Phú Tài.