Đáng chú ý, hai người con của bà Ngô Thu Thúy, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Âu Lạc đã nâng tỷ lệ sở hữu tại ACB lên tổng cộng 2,558% vốn điều lệ.
Dự án LAzur Cửa Lò, một dự án bất động sản nghỉ dưỡng tại thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An.
Cụ thể, bà Nguyễn Thiên Hương JENNY hiện nắm giữ hơn 63,2 triệu cổ phiếu ACB, tương đương 1,416% vốn điều lệ, tăng hơn 3,2 triệu cổ phiếu so với đợt công bố trước đó. Người có liên quan đến bà Hương đang sở hữu thêm hơn 111,5 triệu cổ phiếu, chiếm 2,497% vốn.
Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Hiếu JONNY – người con thứ hai của bà Thúy hiện nắm giữ hơn 51 triệu cổ phiếu ACB, tương đương 1,142% vốn điều lệ, tăng hơn 3,28 triệu cổ phiếu. Các cá nhân liên quan đến ông Hiếu đang sở hữu thêm hơn 123,7 triệu cổ phần, tương đương 2,77% vốn ngân hàng.
Tổng cộng, nhóm cổ đông gồm hai người con của bà Ngô Thu Thúy và các bên liên quan hiện đang nắm giữ 7,825% vốn điều lệ của ACB – một con số đáng chú ý trong cơ cấu cổ đông của ngân hàng này.
Trước đó, tại thời điểm 10/9/2024, nhóm cổ đông này sở hữu khoảng 2,41% vốn điều lệ, trong đó bà Hương nắm 1,35% và ông Hiếu nắm 1,06%. Cùng thời điểm, người liên quan của hai cổ đông này nắm giữ khoảng 126 triệu cổ phiếu, tương đương 2,8% vốn ACB.
Về hoạt động kinh doanh, ACB ghi nhận lợi nhuận trước thuế quý 1/2025 đạt 4.600 tỷ đồng, giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngân hàng cho biết mức giảm chủ yếu đến từ việc triển khai các chương trình ưu đãi lãi suất nhằm hỗ trợ khách hàng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mặc dù lợi nhuận suy giảm nhẹ, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) vẫn duy trì ở mức cao, trên 20%.
Tính đến cuối quý 1, tổng dư nợ tín dụng của ACB đạt 590.000 tỷ đồng, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước. Huy động vốn (bao gồm tiền gửi khách hàng và giấy tờ có giá) đạt 664.000 tỷ đồng, tăng 4%. Tỷ lệ nợ xấu giảm nhẹ xuống còn 1,48%, trong khi tỷ lệ cho vay/huy động (LDR) ở mức 79,8%. Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn đạt 18,8%, và hệ số an toàn vốn (CAR) hợp nhất duy trì trên 11%.
Thành lập từ năm 2002, Công ty CP Âu Lạc (ALC) do vợ chồng nữ doanh nhân Ngô Thu Thúy (Rosie Ngô) và ông Nguyễn Đức Hinh sáng lập, khởi nguồn là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải xăng dầu bằng đường biển, phục vụ cả thị trường trong nước và quốc tế.
Sau hơn hai thập kỷ phát triển, Âu Lạc đã xây dựng được đội tàu gồm 8 tàu dầu hiện đại, đáp ứng các tiêu chuẩn quản lý và khai thác quốc tế. Các tàu này đã vượt qua các kỳ kiểm định nghiêm ngặt của những tên tuổi lớn trong ngành năng lượng toàn cầu như Shell, ExxonMobil, PetroChina…
Tính đến cuối năm 2024, tổng tài sản của Âu Lạc đạt gần 2.300 tỷ đồng, với lợi nhuận lũy kế khoảng 515 tỷ đồng.
Trên thương trường, Âu Lạc từng được biết đến là một cái tên nổi bật trong giới tài chính khi tham gia đầu tư vào hai ngân hàng lớn là Eximbank (EIB) và Ngân hàng Á Châu (ACB). Những thương vụ này từng giúp tên tuổi của doanh nghiệp gây chú ý mạnh mẽ trên thị trường vốn. Tuy nhiên, đến cuối năm 2024, Âu Lạc đã hoàn tất việc thoái vốn khỏi cả hai nhà băng, khép lại giai đoạn đầu tư tài chính trực tiếp vào lĩnh vực ngân hàng.
Thay vào đó, vợ chồng bà Rosie Ngô đang từng bước chuyển hướng chiến lược sang lĩnh vực khu công nghiệp – một mảng đầy tiềm năng trong bối cảnh dòng vốn FDI vào Việt Nam ngày càng tăng mạnh. Công ty liên quan của vợ chồng bà Rosie Ngô sở hữu danh mục dài những dự án đã tham gia xây dựng và phát triển, có thể kể đến như KCN Nhơn Trạch 6D – Đồng Nai, KCN Hố Nai, KCN Sóng Thần, KCN Nhơn Trạch 5, KCN Phú An Thạnh; tại miền Bắc có KCN An Phát, KCN Deep C, KCN Tân Hưng, KCN Phúc Điền, KCN Thuận Thành 3B.
Trong lĩnh vực bất động sản, Công ty CP Âu Lạc cũng được biết đến là chủ đầu tư của một số dự án bất động sản đáng chú ý tại Việt Nam, trong đó có dự án LAzur Cửa Lò, một dự án bất động sản nghỉ dưỡng tại thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An.
Âu Lạc cũng là chủ đầu tư dự án Làng Giáo dục Quốc tế Thiên Hương, có quy mô ban đầu khoảng 31,6 ha, do Công ty CP Làng Giáo dục Quốc tế Thiên Hương làm chủ đầu tư với số vốn khoảng 1.088 tỷ đồng. Dự án này nằm trong hệ sinh thái doanh nghiệp liên quan đến Công ty CP Âu Lạc. Tuy nhiên, đến nay dự án vẫn chưa hoàn thành và diện tích đã giảm xuống còn 27,64 ha theo kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
-
Ngân hàng ACB báo lợi nhuận quý 1/2025 giảm nhẹ
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 với lợi nhuận trước thuế đạt 4.600 tỷ đồng, giảm 6% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là do ngân hàng chủ động triển khai các chương trình ưu đãi lãi suất nhằm hỗ trợ khách hàng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
-
ACB đặt mục tiêu lãi trước thuế 23.000 tỷ đồng năm 2025, chia cổ tức tỷ lệ 25%
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB, mã: ACB) vừa công bố tài liệu cho Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025, dự kiến tổ chức vào ngày 8/4/2025 tại Khách sạn Sheraton Sài Gòn, TP.HCM.
-
Theo ACBS, FPT tiếp tục hưởng lợi từ xu hướng chuyển đổi số, nhu cầu gia công phần mềm tăng cao và sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI).








-
VPBank tính chi 2.000 tỷ đồng lập công ty bảo hiểm nhân thọ, đặt mục tiêu lợi nhuận cao nhất lịch sử
Ngày 28/4, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, HoSE: VPB) đã thông qua loạt kế hoạch kinh doanh tham vọng, nổi bật là đề xuất chi 2.000 tỷ đồng để thành lập công ty con trong lĩnh vực bảo hiểm nhân ...
-
Phó tổng giám đốc Gelex được đề cử vào Hội đồng quản trị Eximbank
Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) vừa công bố danh sách nhân sự dự kiến cho nhiệm kỳ 2025-2030, chuẩn bị trình tại Đại hội đồng cổ đông thường niên dự kiến diễn ra ngày 29/4.
-
Các ngân hàng đẩy mạnh chuyển đổi số, chinh phục các mục tiêu tăng trưởng
Tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2025 của một số ngân hàng vừa qua, lãnh đạo các ngân hàng đã đặt ra chiến lược tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững trong kỷ nguyên mới. Nhiều ngân hàng Việt không chỉ đặt mục tiêu kinh doanh tham vọng mà còn chú trọng đ...