Đúng như dự đoán của các chuyên gia kinh tế, tại London giá dầu Brent đã tăng 1,5% trong phiên giao dịch sáng nay (21/3) và lên ngưỡng 116 USD/thùng, tiến sát mốc cao kỷ lục 120 USD/thùng trong cuộc khủng hoảng năm 2008. Trong khi đó, giá dầu thô giao tháng tư tại New York, Mỹ cùng tăng thêm 1,92 USD/thùng lên mức 102,99 USD/thùng.
Đúng như dự đoán của các chuyên gia kinh tế, giá dầu thô giao tháng tư tại New York, Mỹ cùng tăng thêm 1,92 USD/thùng lên mức 102,99 USD/thùng.
Giá
dầu tăng là kết quả tất yếu sau những diễn biến căng thẳng tại Libya
khi lực lượng phương Tây không kích vào nước này. Tình trạng bất ổn tại
khu vực Bắc Phi và Trung Đông sẽ còn có những tác động trực tiếp và mạnh
mẽ lên giá dầu trong thời gian tới bởi đây là nguồn cung tới 1/3 lượng
dầu mỏ trên toàn thế giới.
Cuộc chiến ở Libya đã khiến sản lượng dầu của nước này giảm xuống dưới 400.000 thùng/ngày, chưa đầy 1/4 sản lượng của nước này trước khi xảy ra khủng hoảng. Sản lượng dầu của Libya trong tháng 1 từng ở mức 1,6 triệu thùng/ngày, chiếm 2% tổng sản lượng dầu trên toàn thế giới.
Bên cạnh đó, nếu chiến sự tiếp tục mở rộng, nguồn cung dầu mỏ tại nước này hoàn toàn có thể bị gián đoạn hoặc ngừng hẳn. Hiện Công ty Eni SpA của Italy, nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất trong lĩnh vực dầu mỏ của Libya cùng nhiều nhà đầu tư nước ngoài khác đã rút nhân sự về nước sau khi phương Tây tiến hành các hoạt động quân sự chống chính quyền Qaddafi.
"Với những động thái quân sự hiện nay của phương Tây, tình trạng bất ổn định chắc chắn sẽ lan rộng ra toàn khu vực và hoàn toàn có thể ảnh hưởng tới các nước như Saudi Arabia. Nếu những nước này bị ảnh hưởng, lượng dầu chúng ta mất sẽ còn nhiều hơn ở Libya và thị trường dầu mỏ sẽ chịu những cú sốc vô cùng to lớn trong tuần này," Matthew Lewis, một chuyên gia phân tích tại công ty CMC Markets ở Sydney, Australia nhận định.
Hiện một số nước thành viên OPEC trong đó có Saudi Arabia đã tăng sản lượng xuất khẩu dầu nhằm bù đắp vào lượng thiếu hụt từ Libya và ngăn không cho giá dầu thế giới leo thang ngoài mức kiểm soát. Tuy nhiên, việc này khó lòng giữ giá dầu ổn định được lâu.
Các nhà đầu tư “nằm im”
Cuộc chiến tại Libya cùng hậu quả nặng nề từ thảm họa động đất sóng thần tại Nhật khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại, ít nhiều “chùn bước” và quyết định nằm im nghe ngóng. Hầu hết các nhà đầu tư đều có xu hướng chờ đợi viễn cảnh tươi sáng hơn trước khi bỏ tiền vào công cuộc đầu tư.
Cuộc chiến tại Libya cùng hậu quả nặng nề từ thảm họa động đất sóng thần tại Nhật khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại, ít nhiều “chùn bước”.
"Đây thật sự là một câu hỏi khó bởi chúng tôi không biết khi nào cuộc chiến tại Libya mới kết thúc và có một kết cục như thế nào. Do đó, cần phải cân nhắc nhiều trước khi bỏ tiền ra,", Boris Schlossberg - nhà phân tích tiền tệ ở GFT, New York nhận xét.
"Hiện đang có quá nhiều biến động và nhiều yếu tố không an toàn cho các giao dịch tiền tệ", Joost van Leenders, chuyên gia tài chính khác ở Công ty BNP Paribas Investment Partners khẳng định trong ghi chú dành cho các khách hàng.
Cuộc khủng hoảng hạt nhân tại Nhật dù đã có một số dấu hiệu khả quan nhưng vẫn chưa có hồi kết trong khi số nạn nhân của thảm họa động đất sóng thần ngày càng tăng đã gây áp lực không nhỏ lên thị trường chứng khoán toàn cầu.
Giá dầu tăng và dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng cũng đe dọa tới mức tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu. Tất cả những yếu tố trên khiến các nhà đầu tư lâu dài phải lo ngại và cân nhắc trước khi đưa ra bất cứ quyết định nào. Không ít nhà đầu tư chọn cách đứng ra ngoài hoàn toàn, “nằm im nghe ngóng” hoặc chỉ đầu tư nhỏ giọt vào một số thương vụ nhỏ.