Bộ Giao thông - vận tải vừa có quyết định điều chỉnh chi phí giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Phan Thiết - Dầu Giây thuộc Dự án đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2017 - 2020.
Cụ thể, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư (đã bao gồm dự phòng phí) gần 3.320 tỉ đồng, trong đó có đoạn qua tỉnh Bình Thuận hơn 634,7 tỉ đồng và đoạn qua tỉnh Đồng Nai hơn 2.684 tỉ đồng.
Ban Quản lý dự án Thăng Long có trách nhiệm làm việc với các cơ quan liên quan để kịp thời bố trí đủ chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư cho các địa phương đền bù, chi trả; tiếp tục rà soát, hoàn thành thủ tục điều chỉnh các nội dung liên quan theo quy định pháp luật. Chủ đầu tư tiểu dự án giải phóng mặt bằng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công việc liên quan.
Dự án Đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây có điểm đầu nằm trên tuyến đường từ QL 1 đi Mỹ Thạnh, tỉnh Bình Thuận; điểm cuối kết nối với tuyến đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.
Chiều dài tuyến đường cao tốc khoảng 99km, riêng đoạn qua Đồng Nai dài 51,5km đi qua các địa phương Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Long Khánh và Thống Nhất.







-
Tuyến đường sắt tốc độ cao 350km/h sắp chạy qua TP.HCM ở những khu vực nào?
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đoạn qua TP.HCM dài khoảng 17km, có hai điểm chính là ga Thủ Thiêm và Depot Long Trường với phạm vi sử dụng đất khoảng 110ha.
-
Sẽ khởi công giải phóng mặt bằng dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam vào dịp 19/8
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đồng loạt tổ chức khởi công các dự án giải phóng mặt bằng cho đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam và tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng vào 19/8/2025 và hoàn thành trong năm 2026....
-
Hai bộ 'bắt tay' xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn cho đường sắt cao tốc
Chiều 8.7, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho đường sắt tốc độ cao.