Tập đoàn có trụ sở chính tại Đài Loan này vừa bắt đầu thực hiện quy trình sản xuất màn hình tinh thể lỏng tại Việt Nam vào tuần trước, nhằm mục đích tận dụng những lợi ích mà Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) mới được ký kết đem lại và hy vọng sẽ gia tăng năng lực sản xuất của mình.
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực có sự tham gia của 15 thành viên, bao gồm Việt Nam. Mục đích của việc ký kết hiệp định là nhằm giảm thuế xuất nhập khẩu giữa các nền kinh tế hàng đầu châu Á và cho phép các hoạt động thương mại được thông suốt. Foxconn có kế hoạch triển khai sản xuất quy mô toàn diện tại Việt Nam và nhận được những lợi ích không nhỏ từ khuôn khổ hiệp định này.
Foxconn sẽ sớm thành lập một công ty địa phương mới tại Việt Nam. Các chi tiết khác vẫn chưa được tiết lộ, nhưng công ty có thể sẽ sản xuất các bộ phận liên quan đến PC như màn hình, vỏ,...
Đài Loan không phải là một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ tham dự RCEP. Hầu hết các cơ sở sản xuất của Foxconn đều được đặt tại Trung Quốc. Mặc dù Trung Quốc là một phần của khối thương mại, nhưng sự không chắc chắn xung quanh mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ đã khiến nhiều tập đoàn lớn trên thế giới, bao gồm Foxconn, tìm kiếm các địa điểm sản xuất tốt hơn bên ngoài lãnh thổ nước này.
Việt Nam, một thành viên của RCEP, nơi có vị trí địa lý giáp ranh với Trung Quốc, trở thành một trong những thị trường tiềm năng nhất đối với các doanh nghiệp quốc tế.
Young Liu, Chủ tịch Foxconn thậm chí cho biết đã có một cơn sốt trong việc đầu tư tại Việt Nam từ các doanh nghiệp nước ngoài. Ông tin rằng rất khó để tìm kiếm một thị trường gần Trung Quốc có tiềm năng phát triển lớn như Việt Nam.
Foxconn hiện đang gấp rút chuyển dịch các cơ sở sản xuất ra bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc với mục tiêu đưa tổng sản lượng của hãng bên ngoài lãnh thổ đất nước đông dân nhất thế giới chiếm hơn 30% tổng sản lượng của công ty.
Một số đối thủ chính của Foxconn như Pegatron hay Wistron cũng đã quyết định chọn Việt Nam trở thành nơi đặt các nhà máy sản xuất.
-
Đà Nẵng làm gì để giải quyết bài toán thiếu đá xây dựng và đất san lấp?
CafeLand - Để đảm bảo nguồn vật liệu xây dựng cho việc sản xuất, xây dựng các công trình trên địa bàn thành phố, tránh trình trạng khan hiếm vật liệu xây dựng, đẩy giá cả lên cao, Đà Nẵng đã tính đến nhiều phương án cho hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021 – 2025.
-
Quảng Ngãi bế tắc trong việc xác định trường hợp nào phải đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư
CafeLand - Ngày 24/11/2020, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh ký Công văn số 5829/UBND-CNXD gửi Thủ tướng Chính phủ về khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện Nghị định số 25/2020/NĐ-CP ngày 28/2/2020 của Chính phủ.
-
Giá cho thuê nhà, mặt bằng “rớt” chưa từng thấy
Do ảnh hưởng của đại dịch Covid -19, giá cho thuê nhà, mặt bằng “rớt” chưa từng thấy, có nơi giá giảm một nửa mà vẫn không có người thuê.
-
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hướng tới mốc lịch sử 800 tỷ USD
Xuất nhập khẩu là điểm sáng nổi bật và là một trong những động lực chính của tăng trưởng kinh tế với tổng kim ngạch cả năm đạt kỷ lục mới (gần 800 tỷ USD), tăng 15% so với năm trước và vượt 2,5 lần kế hoạch được giao....
-
Năm 2025, dự báo xuất khẩu sang Hoa Kỳ tiếp tục tăng trưởng
Năm 2025 hứa hẹn là một năm phát triển mạnh mẽ trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, với tổng kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt khoảng từ 125 đến 130 tỷ USD, theo thông tin từ Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ....
-
Mục tiêu xuất khẩu năm 2025 tăng 12%
Dự kiến xuất khẩu cả năm 2024 ước đạt trên 404 tỷ USD, tăng khoảng 14% so với năm 2023. Sang năm 2025, Bộ Công Thương tiếp tục đặt ra mục tiêu thách thức với xuất khẩu tăng trưởng khoảng 12% so với năm 2024....