01/05/2020 7:23 AM
CafeLand - Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) cho thấy, lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 4 trong thu hút FDI 4 tháng đầu năm 2020.

Ảnh minh hoạ

Bốn tháng, đạt 12,33 t USD

Theo báo cáo của Bộ KH&ĐT, tính đến ngày 20/4/2020, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt 12,33 tỉ USD, bằng 84,5% so với cùng kỳ năm 2019.

Mặc dù vốn đăng ký cấp mới và vốn điều chỉnh tăng hơn so với cùng kỳ, song góp vốn mua cổ phần của các nhà ĐTNN lại giảm mạnh, làm giảm tổng vốn đầu tư.

Tuy nhiên, nếu xét về giá trị, vốn đăng ký 4 tháng đầu năm 2020 vẫn tăng so với cùng kỳ các năm 2016-2018 (tăng 52,3% so với năm 2018, 16,4% so với năm 2017 và 79% so với năm 2016). Mức độ giảm trong 4 tháng cũng ít hơn so với 3 tháng đầu năm.

Trong đó, có 984 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tổng vốn đăng ký đạt 6,78 tỉ USD, giảm 9,1% về số dự án và tăng 26,9% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2019.

Theo lĩnh vực đầu tư, các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 18 ngành, lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 6 tỉ USD, chiếm 48,4% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 3,9 tỉ USD, chiếm 31,9% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là lĩnh vực bán buôn bán lẻ và hoạt động kinh doanh bất động sản với tổng vốn đăng ký 776 triệu USD và 665 triệu USD.

Theo đối tác đầu tư, đã có 93 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, trong đó Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 5,07 tỉ USD, chiếm 41,1% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Thái Lan đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 1,46 tỉ USD, chiếm 11,8% tổng vốn đầu tư. Nhật Bản đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,16 tỉ USD, chiếm 9,4% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc,...

Nếu xét theo số lượng dự án thì Hàn Quốc đứng vị trí thứ nhất với 265 dự án, Trung Quốc đứng vị trí thứ hai với 135 dự án, Nhật Bản đứng thứ ba với 116 dự án, Singapore đứng thứ tư với 81 dự án,…

Theo địa bàn đầu tư, các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 57 tỉnh, thành phố, trong đó Bạc Liêu vẫn tiếp tục dẫn đầu với 1 dự án lớn có vốn đầu tư 4 tỉ USD, chiếm 32,4% tổng vốn đầu tư đăng ký. Bà Rịa - Vũng Tàu đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký đạt 1,9 tỉ USD, chiếm 15,4% tổng vốn đầu tư. TP.HCM đứng thứ ba với 1,31 tỉ USD, chiếm 10,6% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo lần lượt là Hà Nội, Hà Nam, Bình Dương,...

Nếu xét theo số lượng dự án thì TP.HCM dẫn đầu với 369 dự án, Hà Nội đứng thứ hai với 223 dự án, Bắc Ninh đứng thứ ba với 65 dự án,...

Hà Nội thu hút hơn 981 tỉ USD

Theo Sở KH&ĐT Hà Nội, thu hút đầu tư nước ngoài 4 tháng đầu năm đạt 981,5 tỉ USD, trong đó, cấp mới 235 dự án với vốn đầu tư đăng ký 324 triệu USD; 53 lượt dự án tăng vốn với vốn đầu tư đăng ký bổ sung 365 triệu USD và 292,5 triệu USD nhà đầu tư nước ngoài góp vốn mua cổ phần trong doanh nghiệp Việt Nam.

Riêng trong tháng 4, Hà Nội ước tính có 50 dự án FDI được cấp phép mới với tổng vốn đăng ký đạt 35 triệu USD, trong đó có 40 dự án 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; 10 dự án liên doanh, liên kết. Bên cạnh đó, có 10 dự án được điều chỉnh tăng vốn đầu tư với số vốn bổ sung đạt 13 triệu USD. Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn mua cổ phần đạt 10 triệu USD.

Về thu hút đầu tư trong nước, trong 4 tháng đầu năm, Hà Nội đã xem xét quyết định chủ trương đầu tư 4 dự án vốn ngoài ngân sách tổng vốn đầu tư 5,13 nghìn tỉ đồng; điều chỉnh chủ trương 15 dự án, số vốn tăng 3,32 nghìn tỉ đồng.

Trong 4 tháng đầu năm, Hà Nội cấp mới 117 dự án, vốn đầu tư đăng ký 254,3 triệu USD; tăng vốn 25 lượt dự án, vốn đầu tư đăng ký tăng 40,9 triệu USD; chấp thuận góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp Việt Nam 113 lượt, với tổng vốn đăng ký đạt 47,27 triệu USD; cấp giấy chứng nhận cho 7.165 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 110.197 tỉ đồng (giảm 12% về số lượng doanh nghiệp và tăng 50% vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước), thực hiện thủ tục giải thể cho 725 doanh nghiệp (tăng 6% so với cùng kỳ), 4.877 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động (tăng 36% so với cùng kỳ).

Tổng số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội đến nay đạt 286.096 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp hoạt động trở lại là 2.251 doanh nghiệp (giảm 5% so với cùng kỳ). Tỷ lệ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử được duy trì 100%, đảm bảo chất lượng, giải quyết đúng thời hạn.

Theo báo cáo thị trường bất động sản quý 1-2020 của JLL, dịch Covid-19 đang gây hệ lụy lớn tới quyết định của các nhà đầu tư vào Việt Nam. Tổng vốn đầu tư nước ngoài đạt gần 8,6 tỉ USD, giảm 20,9% theo năm trong quý 1-2020. Trong đó 5,5 tỉ đến từ các dự án được cấp phép mới. Các dự án góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài và các dự án với tổng vốn đăng ký tăng thêm lần lượt đóng góp 2 tỉ USD và 1,07 tỉ USD.

Doanh nghiệp đăng ký mới giảm về vốn và số lượng lao động: Tính chung Q1.20, cả nước có 29,7 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 351,4 nghìn tỉ đồng và tổng số lao động đăng ký là 243,7 nghìn lao động, tăng 4,4% về số doanh nghiệp, giảm 6,4% về vốn đăng ký và giảm 23,3% về số lao động so với cùng kỳ năm trước.

Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong quý đạt 11,8 tỉ đồng, giảm 10,4% so với cùng kỳ năm trước.

Có 6 lĩnh vực có số doanh nghiệp thành lập mới giảm so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành giảm mạnh nhất là nghệ thuật, vui chơi giải trí, giảm 22.5% và kinh doanh bất động sản giảm 12%.

Chỉ tính riêng các sàn giao dịch bất động sản, trong 2 tháng đầu năm, dưới tác động của dịch Covid-19 và sự chậm trễ trong vấn đề pháp lý đã khiến cho 500 sàn (trong tổng số 1.000 sàn) trong cả nước phải đóng cửa một phần, hoặc toàn phần.

Tâm An
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • eMagazine: Sun Group tìm hướng đi mới trong tâm dịch

    eMagazine: Sun Group tìm hướng đi mới trong tâm dịch

    Tìm hướng đi mới, xoay chuyển tình thế từ bị động sang chủ động gắn với tinh thần “3T” là cách mà Sun Group lựa chọn để đối mặt và vượt qua những thách thức mà đại dịch Covid-19 đặt ra. Trong một buổi trò chuyện cuối năm, bà Nguyễn Ngọc Thuý Linh, Tổ...

  • Đại dịch khiến nhu cầu mua ngôi nhà thứ hai lên cao kỷ lục

    Đại dịch khiến nhu cầu mua ngôi nhà thứ hai lên cao kỷ lục

    Đại dịch làm khối lượng tài sản của người giàu tăng lên nhanh chóng. Theo báo cáo, số cá nhân sở hữu tài sản trị giá trên 30 triệu USD đã tăng gần 10% vào năm ngoài. Điều này kéo theo nhu cầu cao kỷ lục đối với các bất động sản cao cấp hoặc những ngô...

  • Lợi nhuận homestay đâu chỉ đong đếm bằng tiền

    Lợi nhuận homestay đâu chỉ đong đếm bằng tiền

    Từ dạo bước chân vào làm homestay dù quy mô nhỏ xíu, mọi người vẫn mặc định tôi đang kinh doanh và thường hỏi về lợi nhuận. Đã là lợi nhuận thì nhất định câu trả lời phải bằng những con số, mọi câu trả lời khác được đánh giá thuộc dạng né tránh hoặc ...

Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.