Thời gian qua, tình trạng thiếu đất, cát đắp nền không chỉ xảy ra đối với các dự án cao tốc, dự án trọng điểm quốc gia mà còn ở các dự án xây dựng do địa phương làm chủ đầu tư.
Từ đầu năm 2023, hàng loạt dự án cao tốc, vành đai như Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Biên Hòa - Vũng Tàu, Cao Lãnh - An Hữu, Vành đai 3 TP.HCM… cùng được khởi công. Dù đã bố trí vốn, lựa chọn được nhà thầu nhưng tiến độ thi công chưa thể như kỳ vọng vì thiếu vật liệu đắp nền.
Dùng cát biển đắp nền cao tốc ở Đồng bằng sông Cửu Long theo cơ chế đặc thù
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhiều lần đốc thúc bộ ngành nghiên cứu dùng cát biển san lấp cao tốc, thay cát sông.
Hồi tháng 5/2023, Bộ Giao thông Vận tải thí điểm mẫu cát biển lấy tại Trà Vinh và Sóc Trăng để xây cao tốc. Kết quả cho thấy cát biển tại đây đạt chỉ tiêu cơ lý, đáp ứng yêu cầu cho cát đắp nền đường. Bộ đã cho thí điểm sử dụng cát biển trên tuyến ĐT978 thuộc dự án thành phần Hậu Giang - Cà Mau.
Đến cuối năm 2023, cơ quan chức năng xác định 145 triệu m3 cát biển ở Sóc Trăng có thể dùng làm vật liệu đắp nền cao tốc, sau một năm nghiên cứu.
Được biết, khu vực đánh giá rộng 250km2 tại vùng biển thuộc tỉnh Sóc Trăng, cách bờ 16-18km. Cơ quan nghiên cứu đã xác định được một thân khoáng cát biển trên diện tích 160km2 với trữ lượng đáp ứng tiêu chuẩn san lấp hạ tầng đô thị, san lấp nền đường ôtô.
Trong Công điện số 02/CĐ-TTg ngày 9/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Giao thông Vận tải sớm hoàn thành, báo cáo Phó thủ tướng Trần Hồng Hà về kết quả thí điểm dùng cát biển đắp nền dự án giao thông.
Các công việc này hoàn thành trước ngày 20/1, làm cơ sở cấp phép khai thác, chủ động nguồn vật liệu, giảm phụ thuộc cát sông.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương hướng dẫn các địa phương thực hiện thủ tục khai thác cát biển đã được đánh giá tài nguyên để kịp thời khai thác phục vụ nhu cầu vật liệu san lấp cho các dự án đường cao tốc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long theo cơ chế đặc thù.
Tham khảo: Giá VLXD mới nhất 2024
-
Thủ tướng chỉ đạo “nóng” về nguồn vật liệu cho các dự án trọng điểm tại Cần Thơ, Sóc Trăng
Về kiến nghị hỗ trợ nguồn vật liệu cát san lấp cho các dự án trọng điểm trên địa bàn TP Cần Thơ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu UBND các tỉnh An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp khẩn trương hoàn thiện các thủ tục để giao mỏ cho các nhà thầu khai thác, chậm nhất trong năm 2023.
-
Các “ông lớn” làng thầu kiến nghị gì để gỡ khó về nguồn vật liệu làm cao tốc?
Các đề xuất, kiến nghị được các doanh nghiệp đưa ra tại hội thảo khoa học "Giải pháp sử dụng hiệu quả vật liệu xây dựng trong xây dựng công trình hạ tầng giao thông" do Bộ Xây dựng tổ chức vào ngày 27/9 trong bối cảnh tình trạng thiếu cát làm cao tốc đang ngày càng trầm trọng.
-
Tin vui về nguồn vật liệu cho các dự án giao thông trọng điểm khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
Qua thí điểm dùng cát biển đắp nền đường cao tốc Hậu Giang - Cà Mau, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đánh giá sơ bộ cát biển có thể thay thế cát sông làm vật liệu đắp nền đường cao tốc.








-
Chi phí xây cầu cạn cao tốc tại Đồng bằng sông Cửu Long: 459 tỷ đồng/km cho cả vòng đời dự án
Viện Kinh tế Xây dựng tính toán chi phí đầu tư xây dựng cầu cạn cao tốc tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long theo cả vòng đời dự án là khoảng 459 tỷ đồng/km, cao hơn phương án đắp nền đất 2%....
-
Dự kiến thu phí từ quý II/2025, cao tốc Bến Lức – Long Thành sẽ có mức phí bao nhiêu?
Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa có đề xuất chính thức gửi Bộ Xây dựng về việc thu phí tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành nhằm hoàn vốn đầu tư cho dự án có tổng mức đầu tư hơn 31.300 tỷ đồng....
-
Trên đại công trường cao tốc Bắc - Nam qua Quảng Trị dịp nghỉ lễ
Để đảm bảo tiến độ đề ra, các nhà thầu của dự án cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ qua tỉnh Quảng Trị huy động phương tiện, nhân lực thi công "3 ca, 4 kíp" xuyên nghỉ lễ.