Trên thực tế, các nhà bán lẻ truyền thống đã thay đổi nhiều chính sách để thu hút sự quan tâm từ người tiêu dùng. Nhiều nhà hàng, quán cà phê, quán bar, phòng gym... được đặt gần các cơ sở bán lẻ để gia tăng sự chú ý đối với khách hàng.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp bán lẻ đang phân vân liệu có nên đóng cửa một số chi nhánh hay không? Làm thế nào để tìm kiếm sự cân bằng giữa thương mại điện tử và bán lẻ truyền thống? Liệu người tiêu dùng có còn quan tâm tới lĩnh vực bán lẻ hay không?
Đại dịch buộc những nhà bán lẻ phải suy nghĩ lại về các khoản đầu tư, đặc biệt trong chuyện thuê mặt bằng. Rất nhiều thắc mắc xoay quanh việc làm thế nào để có hướng đi phù hợp ở thời điểm hiện tại. Câu trả lời có lẽ nằm ở việc tìm kiếm và phân tích dữ liệu.
Dữ liệu sẽ cung cấp thông tin cho các nhà bán lẻ về xu hướng của thị trường sau đại dịch Covid-19, đặc biệt là khi nói đến các hợp đồng cho thuê thương mại. Bất kể quy mô của doanh nghiệp như thế nào, việc tiếp cận các dữ liệu để theo dõi thông tin tài chính, pháp lý là điều đặc biệt quan trọng.
Ví dụ, một chủ doanh nghiệp phải biết rằng mình có thể đơn phương chấm dứt các hợp đồng thuê mặt bằng hay không, nếu có thì cần phải bồi thường những khoản chi phí nào. Tất cả thông tin về những vấn đề này đều có trong hợp đồng, và một người chủ doanh nghiệp cần nắm bắt đầy đủ dữ liệu về chúng.
Tuy nhiên, thông tin cho thuê không phải là trọng tâm duy nhất khi nói đến tương lai của bất động sản bán lẻ. Trong trường hợp là chủ doanh nghiệp, bạn cần cân nhắc một vài yếu tố sau trước khi quyết định các bước tiếp theo.
1. Tăng cường trao đổi giữa các bộ phận trong doanh nghiệp
Vị trí có thể tác động đến mọi khía cạnh của một doanh nghiệp bán lẻ. Vấn đề đáng nói ở đây là các chiến lược về khoản đầu tư bất động sản trong lĩnh vực bán lẻ thường được quyết định bởi lãnh đạo. Những bộ phận khác trong doanh nghiệp thường rất ít hoặc thậm chí là không đóng góp ý kiến.
Mặt khác, một số bộ phận như sản xuất hoặc bán hàng là những người trực tiếp làm việc với khách hàng. Trong trường hợp có sự trao đổi thông tin giữa các bộ phận, nhà lãnh đạo sẽ biết được đâu là nơi nhu cầu của khách hàng đang tăng cao và ngược lại. Qua đó, bạn có thể quyết định công ty nên mở chi nhánh bán lẻ tại địa điểm nào. Thiết lập một hệ thống liên kết giữa phòng ban sẽ giúp xác định chính xác nhu cầu bất động sản thương mại trong tương lai.
2. Bổ sung dữ liệu khách hàng
Bạn có thể lấy ý kiến khách hàng tại tất cả các địa điểm bán lẻ để bổ sung dữ liệu nhằm đưa ra các chính sách phù hợp. Ví dụ đơn giản có thể kể đến là mô hình bán lẻ trực tuyến (BOPIS).
Mô hình này là quá trình mua hàng trực tuyến, nhưng sẽ nhận hàng tại các địa điểm bán lẻ. Ngay cả trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, mô hình này đã tương đối phổ biến. Cụ thể, có khoảng 83% người tiêu dùng trên toàn cầu đã trải nghiệm qua mô hình này vào năm 2019.
Những đóng góp và ý kiến của khách hàng sẽ giúp bạn định hình các bước cần làm tiếp theo để phát triển một doanh nghiệp bán lẻ.
Tương lai của lĩnh vực bán lẻ cũng có thể phụ thuộc vào thứ mà các chuyên gia gọi là "Dark Stores". Đây là thuật ngữ dùng để chỉ một cửa hàng bán lẻ hoặc trung tâm phân phối hoạt động với mục đích duy nhất là phục riêng cho mua sắm trực tuyến.
Nhiều nhà bán lẻ trên thế giới đã đầu tư vào "Dark Stores" trong suốt mùa đại dịch vừa qua, biến các không gian bán lẻ của họ thành những nơi mua hàng trực tuyến và đã thu lại được nhiều kết quả tích cực.
3. Tận dụng sức mạnh của công nghệ
Giống như nhiều phân khúc khác trong lĩnh vực bất động sản, bán lẻ cũng chịu ảnh hưởng đáng kể bởi công nghệ sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Một lượng lớn các quy trình và thủ tục đã được các phần mềm giảm bớt gánh nặng cho những nhà lãnh đạo.
Bên cạnh đó, với lượng dữ liệu khổng lồ trên thị trường, việc bổ sung và hợp pháp hóa các phần mềm công nghệ cũng giúp khả năng phân tích và sàng lọc thông tin diễn ra hiệu quả hơn. Vì thế, khai thác tối đa sức mạnh của công nghệ cũng giúp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp bán lẻ dễ dàng hơn trong việc đưa ra quyết định.
Tương lai của ngành bán lẻ sẽ đi về đâu là điều mà không một ai có thể trả lời ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, khi có sự tăng cường sự trao đổi giữa các bên và tận dụng những dữ liệu có sẵn, một doanh nghiệp bán lẻ có thể sẽ tạo ra sự khác biệt trên thị trường.
-
Những xu hướng bất động sản sắp diễn ra
CafeLand - Thị trường bất động sản, đặc biệt là cho thuê đang thay đổi. Vì vậy, các nhà lãnh đạo cũng phải chuẩn bị tâm lý để đón nhận những xu hướng mới. Dưới đây là xu hướng mà các chuyên gia của Forbes cho rằng sẽ thịnh hành trong năm 2021.
-
Dòng vốn đầu tư lớn đổ vào các trung tâm dữ liệu tại châu Á - Thái Bình Dương
CafeLand - Nhật Bản và Singapore gần đây đã chứng kiến các thương vụ liên quan đến các trung tâm dữ liệu có tổng trị giá hơn 350 triệu đô la.
-
Làm việc từ xa định hình các xu hướng mới cho những công ty khởi nghiệp
CafeLand - Hình thức làm việc từ xa vô tình thúc đẩy xu hướng mới đối với các công ty khởi nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản trên toàn cầu.
-
Thách thức nào cho động sản bán lẻ cao cấp Việt Nam?
Mặc dù được đánh giá là thị trường có nhiều tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn với những động lực phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, thị trường bất động sản bán lẻ cao cấp tại Việt Nam cũng đối mặt với một số thách thức trong ngắn hạn....
-
Một tuyến đường tại TP.HCM vào top những đại lộ bán lẻ đắt đỏ nhất thế giới
Đường Đồng Khởi tại TP.HCM đứng thứ 13 trong bảng xếp hạng những đại lộ bán lẻ đắt đỏ nhất thế giới, theo Cushman & Wakefield.
-
Một phân khúc bất động sản đi ngược xu hướng thị trường, giá thuê tiếp tục tăng
Thị trường mặt bằng bán lẻ cho thuê tại TP.HCM trong 9 tháng đầu năm vẫn diễn ra ổn định, bất chấp tình hình của ngành bất động sản nói chung gặp nhiều khó khăn.