Theo số liệu thống kê của Trung tâm thương mại Quốc tế (ITC), tháng 6/2023, Anh nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ đạt 361 triệu USD, giảm 24,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính chung nửa đầu năm nay, trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Anh đạt 2,1 tỷ USD, giảm 27,3% so với cùng kỳ. Trong đó, dẫn đầu về trị giá nhập khẩu là mặt hàng đồ nội thất phòng khách và phòng ăn đạt 815,3 triệu USD, giảm 30,8% so với cùng kỳ. Tiếp theo là mặt hàng ghế khung gỗ đạt 693,6 triệu USD, giảm 28,6%; đồ nội thất phòng ngủ đạt 340,8 triệu USD, giảm 27,3%.
Việt Nam có nhiều dư địa xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ sang thị trường Anh
Xét về thị trường, Trung Quốc là thị trường cung cấp chính mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ cho Anh trong 6 tháng đầu năm chiếm 32,9% tổng trị giá nhập khẩu với trị giá đạt 692 triệu USD, giảm 35,2% so với cùng kỳ. Tiếp theo là thị trường Ba Lan đạt 306 triệu USD, giảm 10,5%; Italia đạt 200,5 triệu USD, giảm 4,5%; Đức đạt 156,3 triệu USD, giảm 8,8%.
Trong nửa đầu năm 2023, do chịu tác động bởi lạm phát cao và người tiêu dùng Anh thắt chặt chi tiêu, vì vậy nhu cầu nhập khẩu hầu hết các mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ đều giảm mạnh. Tuy nhiên, nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Anh từ Việt Nam trong giai đoạn này vẫn đạt 119,2 triệu USD, giảm 48,3% so với cùng kỳ, chiếm 5,7% tổng trị giá nhập khẩu của Anh.
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tỷ trọng của đồ gỗ Việt Nam mới chỉ chiếm chưa được 10% tổng trị giá nhập khẩu đồ gỗ nội thất của Anh. Điều này cho thấy vẫn còn nhiều dư địa cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị phần tại đây.
Đáng chú ý, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có thêm thành viên mới là Anh, sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác hơn giữa 2 quốc gia trong thời gian tới.
Hiện nay, doanh nghiệp gỗ Việt Nam có nhiều lợi thế khi UKVFTA thực thi, đó là theo thỏa thuận, nhóm sản phẩm nội thất, tinh chế gỗ sau khi xuất khẩu vào Anh chịu mức thuế từ 1,2-2% sẽ được giảm dần trong những năm tới. Nhóm sản phẩm gỗ vật liệu trung gian có mức thuế từ 2-10% cũng sẽ giảm trong những năm tới.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Anh cần phải chú trọng đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường, bởi Anh là thị trường có tiêu chuẩn cao và quan tâm đến các yếu tố không chỉ về giá, mà còn về Tiêu chuẩn ESG (môi trường, xã hội và quản trị).
-
Kinh tế Việt Nam 9 tháng 2023: Nhiều tín hiệu tích cực
Bức tranh kinh tế Việt Nam 9 tháng đầu năm 2023 ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực khi tốc độ tăng trưởng GDP quý 3 cao hơn các quý trước, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt mốc gần 500 tỷ USD, cán cân thương mại xuất siêu 21,68 tỷ USD, vốn FDI giải ngân 9 tháng cao nhất trong 5 năm qua,... theo số liệu mới công bố của Tổng cục thống kê.
-
Doanh nghiệp tất bật “vào mùa” cuối năm, ngành chế biến gỗ có thể thu về hơn 17 tỷ USD
Năm 2024, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản ước đạt trên 17,2 tỷ USD, tăng gần 19% so với năm ngoái, vượt hơn 13% kế hoạch năm. Đáng chú ý, ngành chế biến gỗ, lâm sản đã xuất siêu hơn 13 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm nay....
-
Việt Nam sở hữu mặt hàng được Mỹ mạnh tay chi hơn 8,8 tỷ USD để gom phục vụ nhu cầu trong nước
Mỹ chiếm 56% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Những thay đổi chính sách từ thị trường này sẽ tác động mạnh lên ngành gỗ Việt Nam.
-
Loại lâm sản giúp Việt Nam trở thành ông trùm đứng thứ 5 thế giới, có thể bỏ túi 16 tỷ USD trong năm nay
Việt Nam đã xuất khẩu mặt hàng này sang gần 170 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với mức tăng trưởng gần 21% trong 10 tháng, doanh thu của ngành này năm 2024 ước đạt khoảng 16 tỷ USD.