Theo đà giảm của giá sắt thép trên thế giới, các thương hiệu thép trong nước vừa đồng loạt điều chỉnh giảm giá thép xây dựng sau 6 lần tăng liên tiếp từ đầu năm nay với mức giảm hơn 600.000 đồng/tấn.
Cụ thể, thép Việt Đức, Hòa Phát, Việt Ý, Việt Sing... điều chỉnh với mức giảm trung bình 100.000-610.000 đồng/tấn. Hiện tại, giá mặt hàng này ở quanh mức 15-17,6 triệu đồng/tấn tùy từng thương hiệu và chủng loại thép.
Đáng chú ý, “ông lớn” Hòa Phát điều chỉnh giảm 300.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 ở khu vực miền Bắc, sau điều chỉnh giá thép này về mức 15,66 triệu đồng/tấn. Tương tự, thép thanh vằn D10 CB300 giảm nhẹ 100.000 đồng/tấn, từ mức giá 15,99 triệu đồng/tấn còn 15,89 triệu đồng/tấn. Thép Hòa Phát miền Nam cũng có mức giảm tương tự.
Dự báo tiêu thụ thép sẽ bật tăng mạnh trong thời gian tới nhờ đầu tư công và chính sách thúc đẩy nhà ở xã hội
Như vậy, đây là lần giảm đầu tiên của giá thép sau khoảng 6 đợt điều chỉnh tăng, tùy thương hiệu. Hiện mặt bằng giá thép đang về mức dưới 16 triệu đồng/tấn. Tuy nhiên, mức giá này vẫn cao hơn rất nhiều so với trung bình 12,5 triệu đồng/tấn trước đợt tăng nóng kéo dài từ tháng 3 đến đầu tháng 5/2022.
Lý giải nguyên nhân giảm giá thép, các nhà sản xuất thép cho rằng do giá phôi thép và nguyên vật liệu đầu vào đang trong xu hướng giảm.
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), giá thép có thể giảm sâu hơn trong giai đoạn tới, nhất là khi các nhà sản xuất thép Trung Quốc đang liên tục giảm giá thép cuộn cán nóng tại Việt Nam.
Ngoài ra, bất động sản còn nhiều khó khăn vẫn sẽ khiến bài toán nhu cầu gặp nhiều thách thức. Tuy nhiên, tiêu thụ thép trong 2 quý cuối năm 2023 được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh nhờ loạt yếu tố về giải ngân vốn đầu tư công và chính sách thúc đẩy nhà ở xã hội.
Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) nhận định, mặc dù năm 2023 vẫn là một năm có nhiều khó khăn và thách thức với các lĩnh vực công nghiệp nhưng kinh tế Việt Nam được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển, tích cực hơn so với các nước trên thế giới.
Tăng trưởng GDP dự kiến đạt khoảng 6,5%, trong khi dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu chỉ khoảng 1,5%, các nước khu vực Đông Nam Á trung bình khoảng 5%.
Ở trong nước, Quốc hội cũng đã thông qua gói hỗ trợ phục hồi kinh tế trị giá 350.000 tỷ đồng cho giai đoạn 2022-2023. Trong đó, dành 113.840 tỷ đồng cho phát triển hạ tầng, tập trung vào các dự án trọng điểm như cao tốc Bắc-Nam, sân bay Long Thành, các cảng logistics lớn. Điều này kéo theo nhu cầu tiêu thụ thép tăng cao trong thời gian tới.
Ngoài ra, vừa qua Chính phủ đã phê duyệt gói tín dụng 120.000 tỷ đồng nhằm phát triển các dự án nhà ở xã hội. Những yếu tố này dẫn tới tiêu thụ thép trong quý 3 và quý 4 năm nay có thể tăng trưởng mạnh.
Về dài hạn, VSA cho rằng nhu cầu thép của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng từ 240kg/đầu người hiện nay lên mức 290kg/đầu người vào năm 2030. Nhu cầu thép sẽ tập trung nhiều vào hợp kim hoặc thép chất lượng cao.
-
Bất động sản “bất động”, doanh nghiệp thép chưa thể “trở mình”
Thị trường bất động sản trầm lắng, giá thép liên tục tăng cao đã khiến cho sức tiêu thụ của mặt hàng này sụt giảm mạnh. Giai đoạn khó khăn nhất của ngành thép đã qua, nhưng tốc độ phục hồi sẽ phụ thuộc nhiều vào cầu của thị trường trong thời gian tới.
-
Tiêu chí phân loại dự án đầu tư công theo quy định mới thế nào?
Luật Đầu tư công 2024 đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ 1/1/2025. Dự án đầu tư công là dự án sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn đầu tư công. Vậy, việc phân loại dự án đầu tư công sẽ được dựa trên các tiêu chí nào?...
-
Năm 2025, dự kiến giải ngân 87.000 tỷ đồng vốn đầu tư công
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã xây dựng kế hoạch đầu tư công của năm 2025 và tổng kế hoạch vốn sẽ cần phải giải ngân khoảng 87.000 tỷ đồng.
-
Giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài đạt hơn 39%
Theo báo cáo của các Bộ, ngành Trung ương và theo số liệu từ hệ thống TABMIS, tính đến hết tháng 11/2024, tỷ lệ giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài của các Bộ ngành đạt 39,06% kế hoạch vốn điều chỉnh....