Dự án đường sắt TP.HCM - Cần Thơ đi qua 6 tỉnh thành, yêu cầu mức kinh phí hơn 9 tỉ USD. Ảnh minh họa
Trong văn bản gửi UBND 5 địa phương TP.HCM, Cần Thơ, Bình Dương, Vĩnh Long, Tiền Giang và Long An, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) muốn lắng nghe ý kiến đóng góp về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt TP.HCM - Cần Thơ đối với đoạn tuyến đi qua các địa phương.
Trong đó, các địa phương tham gia nghiên cứu, góp ý về quy hoạch và kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương; sự cần thiết đầu tư; sự phù hợp về mục tiêu, địa điểm, phạm vi, quy mô dự kiến; ý kiến thống nhất về hướng tuyến, vị trí và quy mô, diện tích các nhà ga, diện tích quỹ đất phát triển đô thị, công nghiệp liên quan đến các nhà ga (TOD).
Các tỉnh, thành cũng cần tập trung ý kiến về phương án kết nối các ga hành khách, hàng hóa, các kết nối đầu mối vận tải; khối lượng giải phóng mặt bằng dự kiến; hiệu quả KT-XH, quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững dự án…
Theo dự thảo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi do Ban quản lý dự án đường sắt lập, tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ có tổng chiều dài 174,42 km, bắt đầu từ ga An Bình (Bình Dương) đến ga Cần Thơ, đi qua 6 tỉnh, thành
Tuyến đường sắt này được xây dựng theo tiêu chuẩn đường đôi, áp dụng công nghệ hiện đại riêng biệt phù hơp để khai thác hỗn hợp vận tải hành khách và chở hàng. tín hiệu điều khiển tàu tự động trên nền tảng thông tin vô tuyến. Tốc độ thiết kế lớn nhất để chạy tàu là 190km/h, khai thác tàu khách với tốc độ dưới 190km/h, tàu hàng khai thác tốc độ dưới 120km/h.
Trên tuyến cần bố trí 15 ga, 11 trạm bảo dưỡng, sửa chữa... Tổng mức đầu tư dự án đường sắt TP.HCM - Cần Thơ dự kiến 213.948 tỉ đồng (khoảng 9,07 tỉ USD).
Đơn vị tư vấn nghiên cứu dự án đề xuất đầu tư dự án đường sắt TP.HCM - Cần Thơ theo phương thức đối tác công tư (PPP). Nhà nước thanh toán tiền giải phóng mặt bằng, nhà đầu tư huy động vốn xây dựng hạ tầng, thử nghiệm và bàn giao lại cho Nhà nước theo hình thức hợp đồng BTL (Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ).
Bộ GTVT giao Ban Quản lý dự án đường sắt nghiên cứu chuẩn bị đầu tư dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trong quý 4/2022 để triển khai các thủ tục tiếp theo, phấn đấu hoàn thành chuẩn bị đầu tư trước năm 2025 và triển khai xây dựng trước 2030.
-
Cần 9 tỉ USD để xây dựng đường sắt TP.HCM - Cần Thơ
Tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ có tổng chiều dài 174,42km, bắt đầu từ ga An Bình (Bình Dương) đi qua 6 tỉnh và thành phố và kết thúc tại ga Cần Thơ. Tàu hỏa áp dụng công nghệ hiện đại, tốc độ thiết kế lên tới 190km/h, yêu cầu mức kinh phí 9,07 tỉ USD (khoảng 213.948 tỉ đồng).








-
Chủ tịch Cần Thơ họp với 103 xã, phường tháo gỡ khó khăn, vướng mắc sau sắp xếp
Ngày 25/7, ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ, chủ trì cuộc họp trực tuyến lần thứ 3 với lãnh đạo của 103 xã, phường để nghe báo cáo tình hình hoạt động của các xã, phường sau khi sắp xếp đơn vị hành chính từ ngày 1/7/2025 đến nay....
-
Bất động sản khu Đông Cần Thơ sôi động theo nhịp hạ tầng
Hạ tầng giao thông đường bộ, đường biển và hàng không phát triển sẽ đưa TP Cần Thơ trở thành đầu tàu kinh tế vùng và cả nước tích hợp từ các lợi thế công nghiệp, thương mại, dịch vụ logistics, du lịch và nông nghiệp xanh....
-
Người dân Cần Thơ sẽ vui mừng khi biết thông tin này
Đoạn đầu Quốc lộ 91 sắp được TP Cần Thơ nâng cấp, mở rộng lên 6 làn xe với tổng vốn đầu tư hơn 7.200 tỷ đồng. Dự án khi hoàn thành sẽ giảm ùn tắc, kết nối đồng bộ toàn tuyến và thúc đẩy phát triển cảng, khu công nghiệp Trà Nóc, sân bay Cần Thơ....