Hướng tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ
Ban quản lý dự án đường sắt mới đây đã trình lên Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt TP.HCM - Cần Thơ.
Theo đó, hướng tuyến của tuyến đường sắt TP.HCM – Cần Thơ bắt đầu từ Bình Dương (ga An Bình) đến Cần Thơ (ga Cần Thơ), đi qua 6 tỉnh/thành phố với tổng chiều dài 174,42km. Quy mô xây dựng bao gồm 15 ga, 11 trạm bảo dưỡng, sửa chữa, khám xe, chỉnh bị.... được xây dựng theo tiêu chuẩn đường đôi - khổ 1435mm - điện khí hóa.
Về phương án tổ chức, tàu khách được tổ chức từ Tân Kiên và ga Bình Triệu đến ga Cần Thơ; bố trí thêm một số đoàn tàu ngoại ô từ ga Tân Kiên đến ga Tam Hiệp. Tày hàng sẽ vận hành từ Tân Kiên đến ga ga An Bình và Cần Thơ.
Với phương án thiết kế, quy mô như trên, dự kiến yêu cầu tổng mức kinh phí khoảng là 9,07 tỉ USD (khoảng 213.948 tỉ đồng).
Ban quản lý dự án đường sắt, đề xuất huy động nguồn vốn đầu tư dự án theo hình tức PPP (đối tác công – tư). Trong đó ngân sách Nhà nước chi trả chi phí GPMB, nhà đầu tư huy động vốn xây dựng hạ tầng, thử nghiệm và bàn giao lại cho Nhà nước theo hợp đồng BTL (Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ).
Về mô hình quản lý khai thác, nhà đầu tư thành lập Công ty cổ phần vận tải đường sắt TP.HCM – Cần Thơ để đầu tư phương tiện, tổ chức vận hành khai thác và bảo dưỡng hạ tầng, phương tiện và trả phí thuê cơ sở hạ tầng cho Công ty đầu tư và quản lý hạ tầng đường sắt (của nhà nước). Trong giai đoạn sau tiếp tục nghiên cứu đề xuất thêm các mô hình phù hợp với mô hình đầu tư.
Do dự án đi qua nhiều địa phương nên công tác thỏa thuận về quy hoạch phân khu, quy hoạch địa phương gặp nhiều khó khăn, khiến tiến độ dự án kéo dài.
Hiện, Ban quản lý dự án đường sắt cùng đơn vị tư vấn đang làm việc để thống nhấthương án tuyến, vị trí ga, depot Dự án với các địa phương: TP.HCM, Bình Dương và Tiền Giang.
Bộ GTVT giao Ban Quản lý dự án đường sắt nghiên cứu chuẩn bị đầu tư dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trong quý 4/2022 để triển khai các thủ tục tiếp theo, phấn đấu hoàn thành chuẩn bị đầu tư trước năm 2025 và triển khai xây dựng trước 2030.
-
Khôi phục đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt: Nhà đầu tư tự huy động gần 23.000 tỉ đồng
Doanh nghiệp tư nhân trình Bộ Giao thông phương án đầu tư khôi phục đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt chia ra 2 hợp phần với tổng kinh phí 24.924 tỉ đồng. Đáng chú ý, Doanh nghiệp tư nhân đề xuất tự huy động 22.800 tỉ đồng để triển khai dự án này.
-
Bộ GTVT chỉ đạo khẩn về vấn đề “sống còn” ảnh hưởng đến các dự án hạ tầng giao thông
Để hoàn thành mục tiêu 3.000km đường cao tốc vào năm 2025, Bộ GTVT yêu cầu các chủ đầu tư, nhà thầu phối hợp với các địa phương sớm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về công tác giải phóng mặt bằng, nguồn cung ứng vật liệu xây dựng....
-
Trao văn bản pháp lý dự án trung tâm thương mại lớn nhất Đồng Bằng Sông Cửu Long, gấp 9 lần trung tâm hiện có
Sáng ngày 4/12, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì lễ trao văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản. Một trong những điểm nhấn tại sự kiện này là việc trao giấy chứng nhận đầu tư cho dự án T...
-
Cần Thơ yêu cầu dự án 358 căn hộ đi vào hoạt động chậm nhất trong quý 2/2026
UBND Cần Thơ ban hành Quyết định số 2604/QĐ-UBND chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án Khu căn hộ Kim Cương Xanh – Cara River Park tại quận Cái Răng do Công ty Cổ phần Dịch vụ và Đầu tư Đất Xanh Miền Tây (nay l...