Thông tin từ Bộ Công thương cho biết, ngày 18/3/2025, Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ (DGTR) đã ban hành kết luận sơ bộ trong vụ việc điều tra tự vệ đối với mặt hàng thép cán phẳng hợp kim và không hợp kim (Non-alloy and alloy steel flat products) nhập khẩu vào thị trường nước này.
Cuộc điều tra được khởi xướng dựa trên đơn kiến nghị từ Hiệp hội Thép Ấn Độ, đại diện cho nhiều tập đoàn thép lớn như Arcelor Mittal Nippon Steel, AMNS Khopoli, Jindal Steel and Power, Steel Authority of India…
Theo đó, các sản phẩm bị điều tra bao gồm thép cán phẳng hợp kim và không hợp kim, thuộc các mã HS: 7208, 7209, 7210, 7211, 7212, 7225, 7226. Phạm vi bao phủ toàn bộ các loại thép cán nóng, cán nguội, thép phủ kim loại chống ăn mòn (như thép mạ kẽm, mạ lạnh, mạ hợp kim kẽm–magie) và thép phủ màu.
Các sản phẩm thép được loại trừ khỏi phạm vi điều tra gồm: Thép điện định hướng hạt cán nguội (cold rolled grain oriented electrical steel), thép cuộn/tấm không định hướng hạt cán nguội (cold rolled grain non-oriented electrical steel coil and sheet), thép mạ điện (coated-electro galvanized steel), thép lá mạ thiếc (tinplate), thép không gỉ (stainless steel).
Thời kỳ điều tra từ 1/10/2023 - 30/9/2024.
Các nhà sản xuất thép của Ấn Độ cáo buộc sản phẩm bị điều tra nhập khẩu vào nước này với khối lượng gia tăng nhanh, mạnh và đột biến, là nguyên nhân gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất nội địa Ấn Độ.
Ấn Độ đề xuất áp thuế tự vệ 12% với một số mã thép cán phẳng
Nguyên đơn đã chỉ ra yếu tố diễn tiến không lường trước được gây ra sự gia tăng nhập khẩu đột biến bao gồm:
- Sau khi Mỹ áp thuế 25% thuế thép theo Mục 232, Đạo luật Mở rộng thương mại, nhiều quốc gia đã áp dụng liên tiếp các biện pháp phòng vệ thương mại với thép nhập khẩu.
- Sự dư thừa công suất sản xuất thép đáng kể ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.
- Chính sách nội địa của Trung Quốc chuyển sản xuất thép dài sang thép cán phẳng để xuất khẩu.
- Đầu tư sản xuất thép của Trung Quốc sang các nước ASEAN.
- Các nghĩa vụ của Ấn Độ thực thi theo GATT 1994 và các hiệp định khác
Sau quá trình xem xét, DGTR sơ bộ kết luận có sự gia tăng đột biến và đáng kể về lượng nhập khẩu các sản phẩm bị điều tra trong thời gian gần đây. Việc nhập khẩu này đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất thép nội địa Ấn Độ. Tình hình đã đến mức khẩn cấp, nếu không có biện pháp kịp thời sẽ dẫn đến thiệt hại khó khắc phục.
Trên cơ sở đó, DGTR đề xuất áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời dưới hình thức thuế quan, cụ thể là mức thuế 12% theo giá trị, trong thời hạn 200 ngày, cho đến khi có kết luận cuối cùng.
DGTR lưu ý, nguyên nhân chính gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa là nhập khẩu thép giá thấp. Vì vậy, thuế tự vệ tạm thời sẽ không áp dụng đối với các sản phẩm được nhập khẩu với giá bằng hoặc cao hơn mức giá tối thiểu.
DGTR khuyến nghị rằng thuế tự vệ tạm thời nêu trên không áp dụng cho các sản phẩm trên
Đáng chú ý, Việt Nam không nằm trong danh sách các nước đang phát triển được loại trừ khỏi biện pháp tự vệ, do thị phần xuất khẩu thép vào Ấn Độ chiếm trên 3%, vượt ngưỡng quy định miễn trừ. Trong năm 2024, Ấn Độ là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam với khoảng 750.000 tấn thép, chiếm 6% tỷ trọng xuất khẩu.
Trước diễn biến này, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các hiệp hội và doanh nghiệp Việt Nam sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm thép thuộc phạm vi điều tra nghiên cứu kỹ kết luận sơ bộ, đặc biệt là phạm vi sản phẩm và lý do áp dụng biện pháp tự vệ.
Việc Ấn Độ đề xuất áp dụng thuế tự vệ trong bối cảnh lượng thép nhập khẩu gia tăng nhanh chóng có thể ảnh hưởng đáng kể đến xuất khẩu thép của Việt Nam sang thị trường này, nhất là với các doanh nghiệp đang duy trì thị phần lớn tại đây.
-
EU siết chặt nhập khẩu thép: 15% hạn ngạch bị cắt giảm, ai sẽ chịu ảnh hưởng?
Ủy ban châu Âu (EC) mới đây đã công bố kế hoạch cắt giảm thêm 15% lượng nhập khẩu thép từ ngày 1/4, như một phần trong nỗ lực bảo vệ ngành công nghiệp thép châu Âu đang gặp khó khăn.
-
Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định áp thuế 25% lên toàn bộ thép nhập khẩu vào Mỹ, Ấn Độ - nhà sản xuất thép lớn thứ hai thế giới cũng đang lên kế hoạch áp thuế 12% đối với hầu hết các loại thép nhập khẩu.
-
Thị trường thép 2025: Cuộc đua giành thị phần ngày càng khốc liệt
VSA nhận định tình trạng cung vượt cầu của nhiều sản phẩm thép sản xuất trong nước, cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của thép nhập khẩu sẽ gây ra sức ép cạnh tranh về giá thép thành phẩm và cạnh tranh trong thị trường nội địa sẽ trở nên khốc liệt hơn.








-
Tin vui cho doanh nghiệp xuất khẩu: EU ra kết luận điều tra, một mặt hàng của Việt Nam chịu thuế 0%
Các doanh nghiệp cho rằng, mức thuế 0% sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc tiếp cận thị trường EU, đồng thời góp phần ổn định nguồn nguyên liệu cho các khách hàng trong chuỗi sản xuất sử dụng HRC cho hàng hóa xuất khẩu....
-
215.000 tấn thép HRC Trung Quốc vào Việt Nam trong một tháng, tăng 26 lần so với cùng kỳ
Trong tháng 6/2025, lượng nhập khẩu thép cuộn cán nóng HRC khổ rộng 1.880 mm trở lên từ Trung Quốc tăng mạnh, đạt 215.000 tấn, tăng 26 lần so với cùng kỳ.
-
Tin vui cho doanh nghiệp sản xuất thép cuộn trong nước
Việt Nam được loại trừ khỏi thuế tự vệ tạm thời đối với thép cuộn nhập khẩu vào Nam Phi, do lượng thép xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này dưới 3%. Đây là một cơ hội quan trọng để các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu và gia tăng thị phần tại thị...