Cuộc họp do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì và có sự tham gia của Bộ trưởng Bộ Xây dựng; Thành viên Tổ công tác của Thủ tướng; lãnh đạo các Bộ Công an, Tư pháp, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông; lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; lãnh đạo Thanh tra Chính phủ; lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; lãnh đạo các Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Bất động sản TP.HCM; lãnh đạo các Ngân hàng TMCP Nhà nước (BIDV, VietinBank, Agribank, Vietcombank); lãnh đạo các Ngân hàng TMCP (Techcombank, MB Bank).
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đánh giá, cuộc họp có ý nghĩa rất quan trọng để rà soát đánh giá kết quả đã đạt được trong hơn 1 năm qua, chỉ ra được các bất cập, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; thống nhất các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ và Tổ công tác của các địa phương.
“Đặc biệt, cuộc họp cũng đánh giá việc phối hợp giữa các Bộ, ngành, cơ quan có thẩm quyền nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp trong thời gian từ nay đến cuối năm 2024, nhất là trong bối cảnh sau khi các Luật "mới" vừa được ban hành để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững”, ông Châu nói.
Đã tháo gỡ được vướng mắc cho khoảng 100 dự án
Theo HoREA, giữa năm 2023, Bộ Xây dựng cho biết trong cả nước đã có khoảng 1.200 dự án bất động sản, nhà ở thương mại bị vướng mắc, chủ yếu là vướng mắc pháp lý. Trong đó, riêng TP.HCM có hơn 148 dự án bị không thể triển khai thực hiện hoặc không thể thực hiện được các thủ tục đầu tư xây dựng.
Nhưng nhờ có hoạt động tích cực của Tổ công tác của Chính phủ và nhất là Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã phối hợp chặt chẽ với Tổ công tác của các địa phương, cùng với nỗ lực tự thân và tinh thần hợp tác của các chủ đầu tư dự án bất động sản, nhà ở và các khách hàng, nhà đầu tư thứ cấp, các trái chủ, nên đến nay cả nước đã tháo gỡ được vướng mắc, khó khăn cho khoảng 100 dự án bất động sản, nhà ở. Riêng, TP.HCM đã tháo gỡ khó khăn cho khoảng 30% trong tổng số 148 dự án bị .vướng mắc.
Sáng nay, Chính phủ họp gỡ khó cho doanh nghiệp bất động sản sau khi các luật mới được ban hành
Đặc biệt, nỗ lực của Chính phủ, Thủ tướng quyết liệt tháo gỡ ngay các vướng mắc của các văn bản dưới Luật thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng, các Bộ, ngành, điển hình là Nghị định 08/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các Nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.
Hay như Nghị định 10/2023/NĐ-CP, theo ông Châu bước đầu tạo điều kiện để cấp sổ hồng cho khoảng 100.000 căn hộ du lịch (condotel); hoặc Nghị định số 12/2023/NĐ-CP về cơ bản tháo gỡ được vướng mắc trong công tác định giá đất, thẩm định giá đất, quyết định giá đất để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất các dự án bất động sản, nhà ở thương mại để giúp cho hàng trăm ngàn người mua nhà sớm được cấp sổ hồng.
Thông tư 02/2023/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước cũng cho phép ngân hàng thương mại được cơ cấu lại nợ, gia hạn thời gian trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ...
Còn nhiều vướng mắc cần tháo gỡ
Bên cạnh đó, theo HoREA, vẫn còn nhiều bất cập, vướng mắc của các dự án bất động sản, nhà ở do một số quy định của luật cần khắc phục.
Chẳng hạn, bất cập, vướng mắc do Khoản 1, Khoản 4 Điều 23 Luật Nhà ở 2014 và Điểm b Khoản 1, Khoản 6 Điều 127 Luật Đất đai 2024 quy định doanh nghiệp chỉ được "thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất ở", hoặc "đang có quyền sử dụng đất ở" hoặc "đang có quyền sử dụng đất ở và đất khác" để thực hiện dự án nhà ở thương mại.
"Giải pháp khắc phục là rất cần thiết xây dựng dự thảo "Đề án thí điểm trình cấp có thẩm quyền để trình Quốc hội xem xét ban hành Nghị quyết cho phép thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất, hoặc đang có quyền sử dụng đất khác theo quy định của Luật", ông Châu nói.
Hay như quy định tại điểm c khoản 2 Điều 22 và khoản 1, khoản 4 Điều 23 Luật Nhà ở 2014 đã dẫn đến hệ quả là trong giai đoạn 2015 - 2020, cả nước có thể có đến hàng trăm dự án nhà ở thương mại không thể triển khai thực hiện hoặc không thể thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng.
Theo HoREA, tại thời điểm ngày 01/07/2015 (Luật Nhà ở 2014 có hiệu lực),TP.HCM có 170 dự án nhà ở thương mại, trong đó có 44 dự án đã được công nhận chủ đầu tư theo các quy định của Luật Nhà ở 2005, Luật Đất đai 2013, Luật Quy hoạch đô thị 2010, còn lại 126 dự án nhà ở thương mại không có 100% đất ở.
-
Tháo gỡ vướng mắc trong việc cấp giấy chứng nhận cho căn hộ du lịch, biệt thự du lịch
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện giải pháp tháo gỡ, hỗ trợ, thúc đẩy thị trường bất động sản.
-
Mức phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với chủ nhà chung cư năm 2025
Chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với căn hộ của mình, mức phí bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
-
Livestream bán nhà đất trên TikTok phải xác thực bằng số định danh cá nhân
Đây là nội dung mới nổi bật được đề cập tại Nghị định số 147/2024/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/12/2024)....
-
Sẽ tổng rà soát 160 dự án đang bị vướng mắc
Thủ tướng đã quyết định thành lập ban chỉ đạo để tập trung giải quyết các dự án vướng mắc, theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng.