Phối cảnh dự án.
Dự án được xây dựng trên diện tích 5,5ha, với tổng vốn đầu tư gần 34 triệu USD (tương đương gần 870 tỷ đồng). Dự án cung cấp các dịch vụ quan trọng như: logistics tích hợp vận chuyển và lưu trữ, trung tâm phân phối tích hợp nhiệt độ lạnh và nhiệt độ thường, vận hành kho ngoại quan và trung tâm chuyển phát.
Dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với mục tiêu kinh doanh cho thuê kho, cung cấp dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa với công suất lớn. Đây là một trong những dự án FDI tiên phong trong lĩnh vực dịch vụ logistics tại các KCN của tỉnh Đồng Nai.
Theo Quy hoạch tỉnh Đồng Nai đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tỉnh có 48 khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích quy hoạch hơn 18.000ha. Trong số này, 37 KCN đã được thành lập, với diện tích đất hơn 13.000ha. Đặc biệt, 32 KCN đã đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy đạt hơn 86%, thu hút 45 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư, với tổng số hơn 2.000 dự án.
Tỉnh Đồng Nai luôn xem vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong những động lực chính để phát triển kinh tế. Trong đó, Hàn Quốc hiện là quốc gia đứng đầu về số lượng dự án cũng như vốn đầu tư đăng ký trong các KCN của tỉnh, tạo việc làm cho gần 146.000 lao động.
Trên cả nước, tính đến cuối năm 2021 đã xây dựng và phát triển 79 trung tâm logistics, trong đó 48 trung tâm đã đi vào hoạt động và 31 trung tâm đang trong quá trình triển khai xây dựng.
Theo Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 03/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ, hệ thống trung tâm logistics quốc gia được quy hoạch phát triển đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, bao gồm khu vực miền Bắc với 7 trung tâm logistics hạng I, hạng II và 1 trung tâm logistics chuyên dụng gắn liền với cảng hàng không; khu vực miền Trung – Tây Nguyên với 6 trung tâm logistics hạng I, hạng II và 1 trung tâm logistics chuyên dụng hàng không; khu vực miền Nam hình thành 5 trung tâm logistics hạng I, hạng II và 1 trung tâm logistics chuyên dụng hàng không.
Các trung tâm logistics hạng I thường có quy mô diện tích từ 20ha trở lên, nằm gần hoặc kết nối với cảng biển, cảng hàng không quốc tế, cung cấp đầy đủ các dịch vụ logistics; các trung tâm hạng II có diện tích từ 10ha trở lên, nằm tại các trung tâm kinh tế hoặc vùng sản xuất tập trung, cung cấp một số dịch vụ logistics chính; trong khi đó, trung tâm logistics chuyên dụng thường gắn liền với cảng hàng không và có diện tích tối thiểu 3ha.
Nhiều địa phương cũng đã tích hợp quy hoạch trung tâm logistics trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của mình, như Long An với 6 trung tâm logistics, trong đó 2 trung tâm đã đi vào hoạt động, hay Đà Nẵng với 5 trung tâm logistics chính, bao gồm Trung tâm logistics cảng Liên Chiểu và Trung tâm logistics Hòa Nhơn.
Việc triển khai xây dựng các trung tâm logistics này nhằm thực hiện mục tiêu phát triển hệ thống logistics trên toàn quốc, đáp ứng nhu cầu lưu thông hàng hóa và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp.
-
Thành phố có tên ngắn nhất Việt Nam sắp khởi công trung tâm logistics hơn 1.500 tỷ đồng
Ngày 26/3 tới đây, tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, thành phố Huế sẽ khởi công dự án Trung tâm Logistics Chân Mây do Công ty cổ phần Tập đoàn LEC làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư 1.514 tỷ đồng.
-
Hải Dương “rót” gần 1.700 tỷ đồng phát triển trung tâm logistics và cảng xăng dầu tại Kinh Môn
UBND tỉnh Hải Dương vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và lựa chọn nhà đầu tư thực hiện Dự án Trung tâm dịch vụ logistics, cảng xăng dầu và hàng hóa, kho xăng dầu, khu dịch vụ thương mại tại thị xã Kinh Môn.
-
Dự án nâng cấp luồng hàng hải Quy Nhơn cho phép tàu trọng tải đến 50.000 DWT đầy tải ra vào cảng sẽ được khởi công trong tháng 3/2025, với thời gian thi công dự kiến là 300 ngày.








-
“Siêu dự án” sân bay Long Thành có điều chỉnh mới
Bộ Xây dựng vừa điều chỉnh cục bộ quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Long Thành tại Đồng Nai.
-
Hơn 3.900 tỷ đồng “lên đời” nhà máy thủy điện hơn 30 năm tuổi tại Đồng Nai
Dự án Nhà máy Thủy điện Trị An mở rộng có vốn đầu tư hơn 3.900 tỷ đồng, gồm 2 tổ máy với tổng công suất lắp đặt 200MW, dự kiến hoàn thành và phát điện vào cuối năm 2027.
-
Được đầu tư 1,4 tỷ USD, nhà máy điện khí LNG đầu tiên tại Việt Nam sẽ vận hành trong 1 tháng nữa
EVNNPT đang gấp rút chỉ đạo các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ cụm dự án truyền tải giải tỏa công suất nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 tại Đồng Nai. Mục tiêu hoàn thành đúng tiến độ, đưa vào vận hành nhà máy điện Nhơn Trạch 3 vào vận hành trong th...