Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu UBND huyện Long Thành có trách nhiệm rà soát nguồn nhân lực hiện tại, đề xuất điều động, bổ sung để đảm bảo tiến độ triển khai công tác giải phóng mặt bằng của tuyến giao thông kết nối nêu trên.
Trước đó, trong báo cáo tiền khả thi dự án xây dựng sân bay Long Thành, đơn vị Tư vấn đã đề xuất các tuyến giao thông kết nối với hệ thống giao thông khu vực xung quanh, trong đó sẽ đầu tư 2 tuyến đường bộ trong giai đoạn 1.
Cụ thể, tuyến số 1 (dài 3,8 km), kết nối trục chính Cảng (đầu phía Tây) với Quốc lộ 51. Giai đoạn 1 đầu tư với quy mô 6 làn xe. Thực hiện giải phóng mặt bằng theo quy mô hoàn chỉnh (10 làn xe chạy chính và 6 làn đô thị song hành), bề rộng mặt cắt ngang thay đổi từ 85-120 m.
Tuyến số 2 (dài 3,5 km), kết nối tuyến số 1 với đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Quy mô mặt cắt ngang gồm 4 làn xe theo 2 nhánh chạy độc lập, song hành với cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.
Tổng chi phí dự kiến xây dựng 2 tuyến đường này khoảng 4.802 tỉ đồng, gồm chi phí đầu tư xây dựng là 3.233 tỉ đồng và chi phí giải phóng mặt bằng là 1.569 tỉ đồng.
-
Đồng Nai chuẩn bị đưa khu đất 7.400 tỷ gần sân bay Long Thành ra đấu giá
Khu đất hơn 282 ha gần Cảng hàng không quốc tế Long Thành có giá trị theo bảng giá đất là 7.400 tỷ đồng.
-
Long Thành và Nhơn Trạch sẽ trở thành đô thị sân bay như Changi của Singapore
Long Thành và một phần huyện Nhơn Trạch được quy hoạch phát triển theo mô hình đô thị sân bay đã được áp dụng thành công như Dubai, Frankfurt (Đức) và Changi (Singapore).
-
Trước 28/2/2026 phải khai thác sân bay Long Thành
Thủ tướng yêu cầu tất cả các công việc phải hoàn thành trước 31/12/2025 và đưa sân bay Long Thành vào khai thác trước 28/2/2026, lấy lại tiến độ bị chậm, không thể chậm trễ hơn được nữa.