Dân mệt mỏi nhà đầu tư lừng khừng
Trong đơn gởi Báo CATP, tập thể người dân P.Phước Thới (Q.Ô Môn, TP.Cần Thơ) bức xúc cho biết: “Mười năm qua chúng tôi bị tước đoạt quyền làm chủ mảnh đất của mình, trong khi phía đầu tư không thực hiện DA, nhà lại không được phép sửa chữa, xây dựng; chính sách khác không được xem xét vì đất nằm trong khu quy hoạch. Thiệt hại này ai chịu trách nhiệm?”. Năm 2004 khi vừa tách tỉnh, TP.Cần Thơ được Thủ tướng chấp thuận DA đầu tư nhà máy lọc dầu lớn nhất Tây Đô trị giá 538 triệu USD trên diện tích 250ha thuộc P.Phước Thới. Ngày 19-5-2008, UBND TP.Cần Thơ cấp GCNĐT cho Công ty TNHH Nhà máy lọc dầu Cần Thơ. Chủ đầu tư DA liên doanh với Công ty cổ phần đầu tư - thương mại Viễn Đông (trụ sở tại TPHCM) góp 30% vốn điều lệ, tương đương 161,4 triệu USD và Công ty Semtech Limited, Mỹ đảm nhiệm phần còn lại.
Người dân trong khu quy hoạch treo gặp nhiều khó khăn
Do không có tiền bồi thường, một năm sau khi được cấp GCNĐT, chủ đầu tư đột ngột xin giảm diện tích đất còn 50ha, vốn điều lệ còn 350 triệu USD nhưng vẫn có 150 hộ bị ảnh hưởng. Đề nghị trên được UBND TP.Cần Thơ chấp nhận. Đầu năm 2010 phía Semtech Limited xin rút khỏi DA. Trước thế chẳng đặng đừng, Công ty TNHH Nhà máy lọc dầu Cần Thơ báo cáo thay đổi đối tác góp vốn mới là Tập đoàn đầu tư Hoa Việt cùng Công ty TNHH hóa dầu Mekong. Điều đáng nói là nhiều lần thay đổi song DA vẫn giậm chân tại chỗ, chủ đầu tư không chứng minh được năng lực tài chính nên UBND TP.Cần Thơ nhiều lần định thu hồi. Mới đây, chủ đầu tư đề nghị chứng minh năng lực tài chính bằng cách ký quỹ 11 tỷ đồng, nếu không triển khai tiếp thì lấy tiền đó trả cho người dân vùng DA để giảm thiệt hại, nhưng họ vẫn không thực hiện.
Sau 7 năm cấp GCNĐT, 4 lần đề nghị thay đổi đơn vị góp vốn nhưng DA vẫn chưa thực hiện, đầu năm 2015 Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ ra “tối hậu thư” đề nghị trong tháng 1-2015 chủ đầu tư phải khởi công, nếu không thực hiện sẽ thu hồi. Ông Lê Hùng Dũng - Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ - cho biết, thành phố đang chỉ đạo các sở, ban ngành liên quan rà soát DA đầu tư ở địa phương đồng thời khẳng định “sẽ tổ chức đối thoại với NĐT, DA nào không có khả năng triển khai cương quyết thu hồi”. Mới đây UBND TP.Cần Thơ ký văn bản thu hồi chủ trương đầu tư DA khu công viên nghĩa trang (tại 2 phường Ba Láng, Thường Thạnh) của Công ty TNHH sản xuất - thương mại Hoa Sen Vàng; ngoài ra, nhiều DA cao ốc văn phòng, khách sạn 5 sao cũng bị thu hồi. Đặc biệt năm 2014 chỉ tính riêng tám DA UBND TP.Cần Thơ thu hồi thuộc lĩnh vực phúc lợi công cộng, sản xuất, phát triển kinh tế đã lên đến 88 ha với tổng mức đầu tư 1.700 tỷ đồng.
Dự án 7 năm không có quy hoạch chi tiết
Hiện nhiều địa phương tỏ ra gắt gao trong chủ trương giao đất. UBND tỉnh Cà Mau vừa ký QĐ thu hồi 14 DA khu dân cư và đô thị mới treo từ 2 - 13 năm. Theo lãnh đạo UBND tỉnh Cà Mau, những DA bị thu hồi là do chủ đầu tư thiếu vốn, không có khả năng thực hiện, một số không tuân thủ quy định về đền bù giải tỏa và tái định cư... Mặt khác, nhiều chủ DA không thực hiện, công tác giao đất cho tổ chức và cá nhân không đúng mục đích... Đất bị bỏ hoang, người dân không có nơi sản xuất gây bất bình trong dư luận. Tại Bạc Liêu, UBND tỉnh thu hồi 10 DA lớn trên địa bàn thành phố.
Chính quyền tỉnh Vĩnh Long rà soát, thu hồi 5 DA chậm triển khai, NĐT suy giảm năng lực tài chính. Năm 2014, tỉnh Long An thu hồi 20 DA tương tự. Là tỉnh có thế mạnh du lịch do có đảo Phú Quốc nhưng Kiên Giang lại nằm trong số địa phương có nhiều DA chậm triển khai và chính quyền tỉnh đã kiên quyết “trảm” những NĐT không thực hiện công trình gây bức xúc dư luận, đồng thời ra “tối hậu thư” cho NĐT Starbay thuộc Tập đoàn Millennium, Hồng Kông nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện DA Bãi dài resort với vốn đầu tư 1,6 triệu USD. Trong tháng 1-2015, NĐT phải hoàn thành, trình phê duyệt hồ sơ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500, nếu không tỉnh sẽ thu hồi DA. Thật lạ lùng, NĐT hứa xây dựng khu du lịch - nghỉ dưỡng 520ha, thời gian xây dựng 12 năm gồm: khách sạn cao cấp, sân golf 18 lỗ, villa, bãi du thuyền... song sau 7 năm được cấp GCNĐT vẫn chưa có bảng quy hoạch chi tiết? Tỉnh nhiều lần đôn đốc, hối thúc nhưng chỉ nhận được đơn xin điều chỉnh vốn và gia hạn thời gian thực hiện. Trước thái độ chây ỳ này, địa phương đành ra điều kiện để tìm đối tác mới.
-
Đồng bằng sông Cửu Long: Những dự án không... động đậy (kỳ 1)
Do “xí” đất của khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT) và các dự án (DA) để triển khai công trình bề thế nhưng không thực hiện, cũng chẳng ký quỹ cam kết, một số địa phương thuộc đồng bằng sông Cửu Long đành ra tối hậu thư để thu hồi DA treo.
-
Gần 130 dự án tại Hải Dương chậm tiến độ
Theo kết quả rà soát của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương, toàn tỉnh có 127 dự án ngoài khu công nghiệp chậm tiến độ.
-
Siêu dự án của Sông Hồng Thủ Đô tại Vĩnh Phúc lọt danh sách chậm tiến độ
Công ty cổ phần Tập đoàn Sông Hồng Thủ Đô có hai dự án chậm tiến độ gồm Khu dịch vụ Bắc Đầm Vạc (8/2018-2/2021) và Khu đô thị sinh thái Sông Hồng Nam Đầm Vạc (tiến độ 2010-2015).
-
Dự án của Flamingo, Sông Hồng Thủ đô tại Vĩnh Phúc lọt danh sách dự án chậm tiến độ
Cổng Thông tin - Giao tiếp điện tử tỉnh Vĩnh Phúc mới đây đã công bố danh sách 20 dự án nhà ở, đô thị chậm tiến độ trên địa bàn. Nổi bật có những dự án liên quan đến các doanh nghiệp tên tuổi như Flamingo, Sông Hồng Thủ đô, Vinaconex…...