Câu chuyện ly kỳ nhưng có hậu này là của ông Nguyễn Đức Tam, ở xóm 11, xã Hưng Lộc, TP.Vinh, Nghệ An.

Năm 1989, ông Tam mua một mảnh đất 220 m2 ở xóm 11 với giá 770.000 đồng. Theo đó, ngày 20.6.1989, Hội đồng giao đất của UBND xã Hưng Lộc đã đo đạc và lập biên bản bàn giao đất cho ông Tam. Cuối năm 1989, UBND TP.Vinh đã cấp phép cho ông Tam xây dựng nhà ở trên lô đất được giao. Đúng lúc này, doanh nghiệp nơi vợ chồng ông Tam công tác bị giải thể, cuộc sống khó khăn nên việc xây nhà của ông Tam phải dừng lại.

Năm 1992, ông Tam tiếp tục làm nhà thì phát hiện mảnh đất của mình đã bị ông Phạm Hưng, Chủ tịch UBND xã Hưng Lộc khi đó ký quyết định cho ông Hán, có nhà liền kề “mượn” 60 m2. Ông Hán sau đó đã bán phần đất này cho người khác.

Ông Tam và hồ sơ 20 năm thưa kiện - Ảnh: Khánh Hoan

Sau nhiều lần thưa kiện, năm 2001, UBND xã Hưng Lộc mời ông lên làm việc và năm 2003, ông Tam được UBND TP.Vinh cấp sổ đỏ cho mảnh đất đã mua. Nhưng trớ trêu là mảnh đất trong sổ đỏ chỉ có diện tích 161,1 m2 và ghi tên ông nhưng lại cách mảnh đất đã mua gần 2 km và trùng lên một mảnh đất đã cấp cho người khác!

Ông Tam làm đơn xin điều chỉnh, nhưng kết quả là UBND TP.Vinh ra luôn quyết định thu hồi sổ đỏ nói trên và không cấp sổ mới. Tiếp đó, ngày 25.8.2005, cơ quan này ra quyết định không thừa nhận việc ông Tam đòi lại mảnh đất 220 m2 với lý do “từ khi được cấp đất, ông Tam không thực hiện các qui định ghi trong giấy phép”.

Cho rằng mình oan, ông Tam lại tiếp tục kiện. Đến UBND TP.Vinh không được, ông lên tỉnh. “Lên tỉnh, họ nhận đơn nhưng sau đó lại chuyển về cho TP giải quyết”, ông Tam nói. Thế là hàng tháng, cứ mỗi ngày tiếp dân của UBND TP hay UBND tỉnh, ông đều có mặt. Mỗi lần bị bác đơn, ông lại ra Hà Nội gõ cửa các cơ quan trung ương. “Ở Hà Nội, tui thường phải chờ mấy ngày mới gặp được người có trách nhiệm nhưng họ lại bảo về gặp UBND tỉnh mới xử lý được”, ông nói.

Sau nhiều lần bác đơn, cuối cùng UBND tỉnh Nghệ An đã phúc kiểm đơn thư và nhận thấy việc đòi đất của ông là có cơ sở. Ngày 14.11.2012, theo chỉ đạo của UBND tỉnh, ông Tam đã được UBND TP.Vinh cấp lại sổ đỏ cho mảnh đất mà ông đã mua 23 năm trước, đúng diện tích 220 m2.

Được vạ, má sưng

“20 năm qua, đơn thư của tui nếu trải ra sẽ rộng bằng mấy lần diện tích mảnh đất này. Tiền của, công sức và thời gian bỏ ra để đòi đất cũng bằng tiền mua vài mảnh đất như thế này rồi”, ông Tam nói. Việc theo kiện đã làm cho gia đình ông kiệt quệ về kinh tế, rệu rã về tinh thần. Căn nhà ở P.Hồng Sơn, TP.Vinh của ông đã phải bán để lấy tiền đi kiện.

Trên hành trình đòi đất, ông Tam còn bị “hành” đủ khổ. Lần xây nhà năm 1992, ông bị chính quyền đến cưỡng chế. Năm 2004, ông sửa lại nhà cũng bị TP.Vinh và xã Hưng Lộc huy động lực lượng đến ngăn cản, yêu cầu tháo dỡ. Ông nói: “Tui mang biên bản giao đất, giấy phép xây dựng ra cho lực lượng thi hành nhiệm vụ xem, họ im lặng rút lui. Nhưng vài hôm sau, thanh tra đô thị lại đến ngăn cản, đêm họ cũng đến trực trước cổng vì sợ tui làm vụng”.

“Đôi lúc đâm ra tuyệt vọng, nhưng thâm tâm tui vẫn tin có ngày sẽ đòi được”, ông Tam nói. Và như một kết thúc có hậu, sau 20 năm kiện tụng gian nan, ông Tam đã đòi lại được mảnh đất đã mua 23 năm trước.

  • Phát triển nhà ở xã hội “phá băng” thị trường BĐS

    Phát triển nhà ở xã hội “phá băng” thị trường BĐS

    Theo Bộ Xây dựng, bộ định hướng cơ cấu lại các dự án bằng cách tăng diện tích nhà ở xã hội, nhà cho người thu nhập thấp nhằm tháo "ngòi nổ" cho thị trường bất động sản (BĐS). Cùng với đó, Bộ Xây dựng và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã ký thỏa thuận phối hợp triển khai chương trình xây dựng nhà ở xã hội, nguồn vốn tới 30.000 tỷ đồng. <br/br>

  • BĐS 2013: Nhà giá thấp lên ngôi

    BĐS 2013: Nhà giá thấp lên ngôi

    Giới chuyên gia và lãnh đạo các DN BĐS lớn đều chia sẻ nhận định, năm 2013, nhà giá thấp đáp ứng nhu cầu ở thực mới có tính thanh khoản tốt. ĐTCK ghi nhận một số ý kiến.

  • Giá bất động sản sẽ xuống đáy vào giữa năm

    Giá bất động sản sẽ xuống đáy vào giữa năm

    Theo góc nhìn của Tiến sỹ Alan Phan (Chủ tịch quỹ đầu tư Viasa), nếu bong bóng bất động sản Việt Nam không nổ thì sự trì trệ của kinh tế Việt Nam sẽ kéo dài ít nhất 8 năm nữa!

Theo Khánh Hoan (Thanh niên)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.