Ảnh minh hoạ
Dữ liệu từ Vietnam Report cho thấy tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) của các doanh nghiệp FAST500 giai đoạn 2020-2023 đạt 22,0%, dù có phần chững lại so với những năm trước, nhưng vẫn thể hiện sức bền đáng nể. Trong đó, khu vực tư nhân tiếp tục khẳng định vai trò đầu tàu với CAGR trung bình 23,5%, trong khi khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 17,5% và doanh nghiệp Nhà nước duy trì mức ổn định.
Nhìn rộng ra, những doanh nghiệp thuộc FAST500 không chỉ sống sót qua giai đoạn khó khăn, mà còn vươn lên mạnh mẽ, thích ứng linh hoạt với các yếu tố vĩ mô và thị trường đầy biến động.
Năm 2025, các ngành tăng trưởng nóng nhất không ngoài dự đoán. Công nghệ thông tin/Viễn thông (CNTT/VT) bước vào năm thứ tư liên tiếp dẫn đầu bảng xếp hạng ngành tăng trưởng mạnh, được thúc đẩy bởi sự bùng nổ của AI, Big Data và 5G. Việt Nam đang trở thành điểm đến mới cho các tập đoàn công nghệ toàn cầu. Vận tải/Logistics với nền tảng hạ tầng cải thiện và thương mại điện tử tăng trưởng mạnh tiếp tục mở rộng, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa trong nước và quốc tế. Bất động sản/Xây dựng sau thời gian trầm lắng đang dần hồi phục nhờ chính sách hỗ trợ và đầu tư công tăng mạnh.
Khảo sát từ Vietnam Report cho thấy, hơn 86% doanh nghiệp FAST500 tin tưởng vào triển vọng tăng trưởng tích cực của mình trong năm nay. Đặc biệt, 74,3% doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng quy mô, cao hơn đáng kể so với năm 2024 (54,3%). Điều này chứng tỏ niềm tin mạnh mẽ vào điều kiện kinh doanh đang dần thuận lợi hơn. Dự báo GDP Việt Nam năm 2025 dao động từ 6,5% đến 8%, với nhiều tín hiệu tích cực từ xuất khẩu, đầu tư FDI và chính sách tài khóa linh hoạt. Những yếu tố này tạo nền tảng vững chắc cho doanh nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng.
Dù triển vọng tươi sáng, song doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. Căng thẳng thương mại toàn cầu với những chính sách bảo hộ thương mại của các nền kinh tế lớn có thể ảnh hưởng đến dòng chảy hàng hóa và chuỗi cung ứng. Chính sách tiền tệ khi Mỹ có thể thắt chặt tiền tệ sẽ tác động đến tỷ giá và chi phí vốn. Biến động địa chính trị với căng thẳng khu vực có thể ảnh hưởng đến giá nguyên liệu, năng lượng và chi phí vận hành doanh nghiệp.
Tuy nhiên, với nền tảng tăng trưởng mạnh mẽ và sự thích ứng linh hoạt, các doanh nghiệp FAST500 đang có lợi thế lớn để không chỉ trụ vững mà còn bứt phá trong năm 2025.
Năm 2025 là thời điểm bản lề khi Việt Nam bước vào năm cuối của kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm (2021-2025). Các chính sách cải cách mạnh mẽ đang bắt đầu phát huy tác dụng, từ tinh gọn bộ máy hành chính, đẩy mạnh đầu tư công đến thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện. Cộng đồng doanh nghiệp FAST500, với sự năng động và tinh thần đổi mới, đang tiên phong trong cuộc đua tăng trưởng. Họ không chỉ tận dụng tốt các cơ hội mà còn góp phần định hình tương lai kinh tế Việt Nam trong kỷ nguyên số hóa và hội nhập sâu rộng.
-
Thanh tra các ngân hàng có “sân sau” là doanh nghiệp bất động sản
Đẩy mạnh hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra, nhất là các ngân hàng thương mại cổ phần có “sân sau” là các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp bất động sản.
-
Tháng 2/2025: Hoàn toàn vắng bóng trái phiếu doanh nghiệp
Theo công bố mới nhất từ Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA), dữ liệu tổng hợp từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) cho thấy tính đến ngày 28/2/2025, không có bất kỳ đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp nào trong tháng 2/2025.
-
Hé lộ doanh nghiệp đứng sau tòa nhà biểu tượng Hồ Gươm có nguy cơ bị phá bỏ
Tòa nhà "Hàm cá mập" – biểu tượng quen thuộc bên Hồ Gươm – đang đứng trước nguy cơ bị phá bỏ theo đề xuất mới của UBND TP Hà Nội.








-
Ổn định kinh tế vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng
Ngân hàng Thế giới (WB) vừa điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu và một số quốc gia Đông Á-Thái Bình Dương. Triển vọng tăng trưởng cao hay thấp sẽ phụ thuộc một phần vào triển vọng tăng trưởng chung, nhưng quan trọng không kém là cách ...
-
Thế chấp tài sản số, tín chỉ carbon tại ngân hàng liệu có khả thi?
Việc thiếu vắng khung pháp lý không chỉ khiến các ngân hàng e dè trong việc nhận tài sản số làm bảo đảm, mà còn gây khó khăn cho việc xác định giá trị, xử lý tài sản khi phát sinh rủi ro.
-
BSR doanh thu gần 32.000 tỷ đồng trong quý I/2025
Mặc dù giá dầu thế giới biến động khó lường, BSR vẫn ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong quý I/2025 với doanh thu gần 32.000 tỷ đồng.