Tổng Công ty Viglacera - CTCP (Mã: VGC) tiền thân là Công ty Gạch Ngói Sành Sứ, được thành lập từ năm 1974.
Năm 2000, doanh nghiệp này bắt đầu rót tiền vào bất động sản và gần đây trở thành lĩnh vực có vai trò dẫn dắt, đóng góp chính vào mức tăng trưởng lợi nhuận.
Hiện tại, Viglacera đang sở hữu và vận hành 12 khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích hơn 4.200 ha, thu hút 300 doanh nghiệp trong và ngoài nước với hơn 16 tỷ USD vốn FDI. Trong đó, doanh nghiệp này thường được biết đến với dự án KCN Yên Phong, nơi Samsung đặt nhà máy sản xuất.
Viglacera ước lãi 170 tỷ đồng sau hai tháng đầu năm 2024
Mới đây, Viglacera vừa công bố sơ bộ kết quả sản xuất kinh doanh 2 tháng đầu năm 2024 với nhiều tín hiệu khởi sắc. Cụ thể, trong tháng 2/2024, doanh thu và lợi nhuận trước thuế ước tăng lần lượt 8% và 31% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lũy kế 2 tháng đầu năm 2024, công ty đã hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất với kết quả ước đạt 14% kế hoạch năm, vượt 128% so với cùng kỳ. Doanh thu trong giai đoạn này ước đạt 67% kế hoạch quý 1 và giảm 9% so với cùng kỳ.
Năm nay, Viglacera đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 đạt 13.468 tỷ đồng, giảm 14%; lợi nhuận trước thuế ở mức 1.216 tỷ đồng, tăng nhẹ so với kế hoạch đề ra cho năm 2023. Như vậy, ước tính trong 2 tháng đầu năm, doanh nghiệp này lãi trước thuế khoảng 170 tỷ đồng.
Ban lãnh đạo Viglacera đánh giá, các đơn hàng xuất khẩu cũng như các khách hàng đến từ Mỹ và châu Âu, những thị trường quốc tế đang có dấu hiệu ấm lên và những thách thức đặt ra cho Viglacera khi sẽ mở rộng thị trường xuất khẩu.
Đối với kế hoạch hoạt động kinh doanh trong tháng 3/2024, Viglacera cho biết, mảng bất động sản sẽ được dồn lực lượng, nguồn lực để triển khai kế hoạch chuẩn bị đầu tư các dự án mới.
Bên cạnh đó, sẽ tập trung đẩy mạnh tiến độ kinh doanh các khu nhà ở công nhân - nhà ở xã hội đã hoàn thành; triển khai mô hình KCN xanh - thông minh; đồng thời tiếp tục rà soát nâng cao chất lượng quản lý vận hành các KCN - khu đô thị hiện có.
Ngoài việc triển khai thi công các dự án, các đơn vị sẽ xúc tiến các bước tìm kiếm các dự án mới, chuẩn bị nguồn đất KCN và các dự án nhà ở đáp ứng theo định hướng kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024.
Tại thời điểm cuối năm 2023, tổng tài sản của Viglacera đạt hơn 24.000 tỷ đồng (tương đương 1 tỷ USD), tăng 5% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, chiếm tỷ trọng lớn nhất là chi phí xây dựng cơ bản dở dang với hơn 6.200 tỷ đồng từ các dự án như KCN Thuận Thành giai đoạn 1, KCN Yên Mỹ, KCN Phú Hà giai đoạn 1, Khu du lịch sinh thái Vân Hải, KCN Tiền Hải - Thái Bình...
Hàng tồn kho tăng 12% lên 4.739 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn nhất là thành phẩm kính, sứ, sen vòi... với 2.603 tỷ đồng. Trong khi đó, tồn kho bất động sản xây dựng dở dang là 1.537 tỷ đồng.
Các khoản phải thu ngắn hạn của công ty ghi nhận 1.116 tỷ đồng. Khoản tiền, tương đương tiền và tiền gửi ngân hàng ngắn hạn ở mức 1.841 tỷ đồng.
Về phía nguồn vốn, tổng nợ phải trả của Viglacera ở mức 14.575 tỷ đồng, trong đó nợ đi vay là hơn 5.100 tỷ đồng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp này còn ghi nhận hơn 2.670 tỷ đồng doanh thu chưa thực hiện, phần lớn là doanh thu nhận trước của hoạt động cho thuê bất động sản ghi nhận doanh thu sau 12 tháng tới.
-
Lãi hơn nghìn tỷ, Viglacera bị Tổng cục Thuế xử phạt vì lý do gì?
Viglacera vừa bị Tổng cục Thuế xử phạt, truy thu hơn 11 tỷ đồng do có hành vi khai sai dẫn đến thiếu tiền thuế phải nộp giai đoạn 2018-2022.
-
Viglacera có 740 ha đất khu công nghiệp sẵn sàng cho thuê, giá trung bình 110 USD/m2/chu kỳ thuê
Hiện Viglacera đang sở hữu và vận hành 12 khu bất động sản công nghiệp với tổng diện tích hơn 4.210 ha. Phần diện tích khu công nghiệp thương phẩm còn lại của doanh nghiệp này ước tính khoảng 740 ha.
-
Về tay người Thái, công ty nhựa lớn nhất miền Nam sẽ có lần thứ 2 cán mốc lợi nhuận nghìn tỷ?
Năm 2024, DSC dự phóng doanh thu của Nhựa Bình Minh đạt 5.113 tỷ đồng, lãi sau thuế ở mức 1.040 tỷ đồng, qua đó có năm thứ 2 liên tiếp đạt lợi nhuận nghìn tỷ từ khi trở thành công ty con của Nawaplastic Industries....
-
Đề án tái cơ cấu EVN đến năm 2025: Đặt mục tiêu có lãi, doanh thu tăng 7-10%
Đề án tái cơ cấu đặt mục tiêu đưa Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thành tập đoàn kinh tế mạnh, kinh doanh bền vững, hiệu quả và có lãi, với tăng trưởng doanh thu bình quân 7-10%.
-
Công ty sản xuất nhựa lớn nhất miền Nam với 4 nhà máy và hơn 1.300 lao động báo lãi tăng mạnh, có hơn 2.200 tỷ gửi ngân hàng
Trong quý 3/2024, Nhựa Bình Minh ghi nhận 1.407 tỷ đồng doanh và 290 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 52% và 39% so với cùng kỳ năm ngoái.