HĐQT Công ty CP Tôn Đông Á (mã chứng khoán GDA) vừa phê duyệt chủ trương đầu tư ra nước ngoài với mục đích mở rộng thị trường, quy mô hoạt động và tăng hiệu quả kinh doanh của công ty.
Theo đó, Tôn Đông Á góp 15,8 tỷ IDR, tương đương 25 tỷ đồng để mở một công ty tại Indonesia và lấy tên PT Indo Vina Steel để kinh doanh thép cuộn, tương đương nắm 51% vốn điều lệ doanh nghiệp mới này.
HĐQT Tôn Đông Á cũng ủy quyền cho đại diện pháp luật hoặc Chủ tịch HĐQT thực hiện các công việc cần thiết, bao gồm ký kết các hợp đồng, lựa chọn đối tác và xây dựng chi tiết phương án đầu tư.
Nhà máy Tôn Đông Á
Được biết, Indonesia có dân số khoảng 280 triệu người, chiếm 3,4% dân số thế giới. Quốc gia này đang ghi nhận sự tăng trưởng mạnh trong ngành thép nhờ nhu cầu cao từ các lĩnh vực xây dựng, sản xuất công nghiệp và gia dụng.
Việc Tôn Đông Á gia nhập thị trường Indonesia đánh dấu bước đi quan trọng trong việc mở rộng thị trường Đông Nam Á theo lộ trình đầu tư kéo dài 4 - 6 năm đã được công ty thông qua tại ĐHĐCĐ năm 2024.
Tôn Đông Á hiện là nhà sản xuất thép cán nguội, tôn kẽm, tôn lạnh, tôn màu và thép hộp mạ kẽm hàng đầu, phục vụ nhiều lĩnh vực từ xây dựng công nghiệp, dân dụng đến giao thông và thiết bị gia dụng. Tại Việt Nam, nhà sản xuất này đang chiếm 15% thị phần tôn mạ, xếp thứ 2 sau Tập đoàn Hoa Sen (HSG).
Năm 2025, Tôn Đông Á đặt mục tiêu sản lượng bán hàng đạt 820.000 - 840.000 tấn. Mức này tương đương với năm 2024 khi nhà máy đã hoạt động hết công suất.
Về thị trường tiêu thụ, công ty chia sẻ rằng vẫn đang tiếp tục cân bằng giữa thị trường nội địa và xuất khẩu ở tỷ lệ 50:50.
Tuy nhiên trong năm 2025, công ty cho rằng thị trường nội địa sẽ khả quan hơn thị trường xuất khẩu (khi các quốc gia xuất khẩu có xu hướng thực hiện phòng về thương mại), qua đó có thể nâng tỷ trọng đơn hàng nội địa lên 60%.
Đối với chiến lược đầu tư nhà máy mới tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Tôn Đông Á cho biết nhà máy hiện đã có giấy phép đầu tư trong quý 4/2024, đang trong quá trình xin giấy phép xây dựng và dự kiến hoàn thành trong đầu năm 2025.
Nhà máy này có công suất khoảng 1,2 triệu tấn/năm, tổng mức đầu tư lên tới 7.000 tỷ đồng. Dự án chia làm 3 giai đoạn, bao gồm giai đoạn 1 sản xuất 300.000 tấn/năm (dự kiến đi vào hoạt động 2026), giai đoạn 2 sản xuất 200.000 tấn/năm (dự kiến hoạt động năm 2027) và giai đoạn 3 sản xuất 650.000 tấn/năm (dự kiến hoạt động 2029).
Sản phẩm của dự án hướng tới thép tôn chất lượng cao sản xuất đồ gia dụng và nội thất được đầu tư gối đầu thành 3 giai đoạn cho tới năm 2029 để duy trì đà tăng trưởng của công ty.
-
Bộ Công Thương gia hạn thêm 5 năm việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng tôn mạ màu nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc đến ngày 23/10/2029). Mức thuế áp dụng cho các công ty Trung Quốc cao nhất là 34,27% và Hàn Quốc là 19,25%.
-
Cổ phiếu Tôn Đông Á tăng hơn 15% trong ngày đầu lên sàn UPCoM, vốn hóa chạm ngưỡng 4.000 tỷ đồng
Với mã GDA, cổ phiếu của Tôn Đông Á chính thức được giao dịch trên sàn UPCoM với giá chào sàn 30.000 đồng/cp,
-
Cổ phiếu công ty thép kinh doanh thua lỗ liên tục tăng trần sau tin muốn thoái vốn
Cổ phiếu Thép Vicasa đã tăng 22% chỉ trong ba phiên gần nhất, sau thông tin VNSteel thoái sạch vốn ở mức giá cao vượt xa thị giá.
-
Cổ phiếu “vua thép” được khuyến nghị MUA với mức sinh lời kỳ vọng gấp 5 lần lãi suất gửi tiết kiệm
Với tiềm năng tăng giá nhờ dự án Khu liên hợp gang thép Dung Quất 2, cổ phiếu của Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) đang cho thấy sự hấp dẫn với tiềm năm tăng trưởng 23% so với thị giá hiện tại.
-
“Ông lớn” thép Việt đánh tiếng thoái sạch vốn tại hãng thép 57 năm tuổi ở Đồng Nai
VNSteel dự kiến bán đấu giá công khai toàn bộ 9,87 triệu cổ phiếu tại Thép Vicasa bắt đầu từ tháng 11 và dự kiến hoàn tất thoái vốn trong năm nay tới quý 1/2025.